3.3.1.1 Kết cấu
Trong tác phẩm văn học, kết cấu đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức tác phẩm. Trước hết, chúng ta cần hiểu kết cấu là gì? Kết cấu là: “Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu (Bố cục: “chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định”). Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện…sao cho toàn bộ tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
[28; 157]. Như vậy, kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.
Kết cấu khép kín
Truyện trung đại thường có phần mở đầu, diễn biến, kết thúc bởi trong quá trình ghi chép, các tác giả không cần tới cách diễn đạt riêng. Điều họ chú ý là những điều viết ra phải trung thành với nguyên mẫu và cố gắng ít hư cấu, bịa đặt. Câu
chuyện thường kết cấu theo công thức có sẵn. Các truyện thần phả trong Việt điện u
linh mở đầu bằng việc tác giả dẫn sách, giới thiệu họ tên, quê quán => Phần chính
nói về sự hiển linh của các thần phù trợ nhân dân => Phần kết ghi các đợt gia phong
danh hiệu của các triều vua Trùng Hưng, Hưng Long. Thiền uyển tập anh có kết cấu
theo sự phát triển của cuộc đời các thiền sư: sinh hạ thần kì => tu tập thần kì => quy
tịch thần kì. Truyện Lĩnh Nam chích quái được tác giả mở đầu bằng cách giới thiệu,
lập hồ sơ về nhân vật, dẫn sách, kết thúc có hậu...
Khá nhiều truyện trong Nam Ông mộng lục cũng có cách kết cấu ba phần
như vậy. Mở đầu giới thiệu về nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện, phần chính nêu diễn biến câu chuyện và phần kết thúc là câu chuyện dừng lại (việc đã xong, nhân vật chết …). Kết cấu khép kín trong tác phẩm này gợi ra sự hoàn chỉnh của một sự việc, một tình huống, có khi là cả cuộc đời. Nó phản ánh tính chất truyện ký khá hoàn chỉnh, không chỉ ghi chép đơn thuần mà còn có tính chất truyện khá rõ. Ví dụ: Chuyện về Nghệ vương không chỉ chép lại những sự việc có liên quan tới cuộc đời vị vua này mà còn thông qua sự kiện đó để khắc họa hoàn chỉnh tính cách nhân vật. Với việc vua Trần Minh Tông qua đời, tác giả đã miêu tả lòng hiếu nghĩa của vua Nghệ Tông như sau: “…trong ba năm để tang, mắt ngài không lúc nào ráo lệ. Sau ngày mãn tang, không mặc lụa màu, không chú trọng miếng ăn ngon…” (Truyện số 1). Thời gian trong truyện vận động một chiều từ mở đầu tới kết thúc. Câu chuyện diễn ra theo dòng chảy thời gian. Khi sự kiện kết thúc cũng là lúc tác phẩm kết thúc, vì mọi việc đã được giải quyết xong. Trong truyện số 16, chúng ta thấy truyện kết thúc bằng việc sau khi ni sư qua đời, chiếc xương của bà để lại dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
để chữa bệnh cho mọi người. Truyện số 12 mở đầu bằng chi tiết đạo sĩ Đạo Thậm cầu tự cho vua sinh ra Trần Nhật Duật và kết thúc bằng việc Trần Nhật Duật mất: “Bệnh của ngài khỏi. Sau quả nhiên ngài được thọ thêm 12 năm”. Một số truyện cũng kết thúc bằng việc nhân vật qua đời (truyện số 2, số 6, số 23…). Do quy luật cảm thụ toàn vẹn, các nhà văn trung đại khi kể một câu chuyện, thường kể lại từ đầu tới cuối và theo trình tự thời gian, hoặc là trình tự theo nguyên nhân - kết quả. Kiểu kết cấu này ta cũng bắt gặp khá nhiều trong văn học dân gian. Cách kết cấu theo kiểu khép kín này giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung câu chuyện, tạo cho câu chuyện có sức hấp dẫn.
Một số truyện trung đại thường ghi thời gian, địa điểm… xảy ra câu chuyện
lên đầu. Việt điện u linh mở đầu bao giờ cũng dẫn sách: theo Giao Châu ký, Đỗ
Thiện sử ký, Báo cực truyện…Cách mở đầu truyện trong Nam Ông mộng lục cũng
rất linh hoạt thường là những ghi chép: có thể từ một tới hai câu, giới thiệu về nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện, ví dụ truyện số 3, “Khi Nhân vương thị tịch, con trai ngài là Anh vương chưa có con đích nối ngôi, mà mới chỉ có con trai thứ. Anh vương có ý chờ đích tử rồi sau mới định việc nối ngôi”. Người đọc hiểu được chuyện này xảy ra sau khi vua Nhân Tông qua đời, lúc này vua Anh Tông chưa có con đích nối ngôi mà mới có con trai thứ. Diễn biến truyện là ngày trà tỉ vua Nhân tông, xá lị bay vào tay áo người cháu thứ, cứ lấy ra lại bay vào, khi vua Anh tông nhận mệnh thì xá lị mới không bay vào nữa. Kết thúc truyện là người con thứ của Anh Tông nối ngôi. Hoặc phần mở đầu tác giả ghi chép về họ tên, quê quán, hành trạng của nhân vật: “Ngoại tổ của Trừng là Phạm công, húy là Bân, gia thế làm nghề y, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh vương…”. Câu chuyện xoay quanh tình huống Phạm Bân chữa bệnh cho người bệnh nguy kịch trước rồi mới tới cung vua. Kết thúc truyện là lời khen ngợi sự thẳng thắn trung thực của vua Anh Tông dành cho Phạm Bân. (Truyện số 8). Sự kết hợp giữa những phần ghi chép với phần truyện kể làm cho câu chuyện vừa xác thực lại vừa hấp dẫn song ở những thiên truyện này thì tính chất truyện được khắc sâu hơn tính chất ký.
Sự dung hợp truyện ký – truyện còn được thể hiện ở chỗ một số thiên truyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dư vị cho người đọc mà không cần lời đánh giá, bình luận (Giới thiệu câu chuyện, nhân vật => Diễn biến câu chuyện => Đánh giá). Người đọc thấy tác giả chỉ trình bày lại toàn vẹn câu chuyện một cách trung thực (truyện ký) còn suy nghĩ như thế nào, đánh giá ra sao thì dành trọn vẹn cho người đọc (truyện). Người đọc tự mình tìm ra những triết lí, quan niệm nhân sinh, quan niệm đạo đức, cách đối nhân xử thế…Câu chuyện tuy kết nhưng ý chưa hết, nó gợi ra những dư vị sâu xa, đòi hỏi sự suy ngẫm của độc giả. Ví dụ truyện “Trúc Lâm thị tịch” kể về chuyện Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con bèn xuất gia đi tu trên núi Yên Tử. Một lần chị của ngài là Thiên Thụy bị ốm nặng. Ngài xuống thăm và nói với chị khi nào Minh tào (người dưới âm phủ) hỏi thì bảo là đợi một chút em tôi sẽ đến. Sau đó Nhân Tông viên tịch còn chị gái ngài cũng qua đời ngày hôm đó. Truyện “Áp Lãng chân nhân” kể về vị đạo sĩ có thể đi trên sóng, giúp vua Lý qua cửa biển Thần Đầu. Kết thúc là việc đạo sĩ đi vào núi rồi sau không biết đi đâu, tác giả kể thêm chuyện về đạo sĩ và hậu duệ của ngài là La Tu mà tác giả quen biết…Như vậy, cách kết cấu khép kín mà vẫn “mở” này lại tạo được ấn tượng mạnh cho người đọc. Người đọc tưởng chừng như biết hết nhưng thực tế vẫn chưa thể hiểu hết những ý niệm sâu xa mà câu chuyện gợi ra. Có lẽ đây là tiền đề để hình thành những câu chuyện có kết
thúc “mở” như những truyện trong Truyền kì mạn lục sau này. Liên hệ với Truyền
kì mạn lục, chúng ta thấy có những truyện kể về chuyện kì ngộ nhưng khép lại thật
bất ngờ. Ví dụ “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên” kết thúc bằng chi tiết “Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất”. Tác giả chỉ kể đến đó, những chuyện gì xảy ra sau đó với nhân vật Từ Thức, Dương Thiên Tích, người tiều phu núi Na…chúng ta không thể biết được. Một cái kết lửng lơ chờ đón sự tưởng tượng suy ngẫm của người đọc.
Như vậy, kết cấu khép kín được sử dụng khá phổ biến trong các truyện ký
Nam Ông mộng lục, nó chính là “khuôn” của kết cấu truyện trung đại, cho chúng ta
thấy mối liên hệ về hình thức truyện ký – truyện trong tác phẩm này.
Kết cấu thống nhất bởi yếu tố kì và thực
Tác giả của truyện vừa phải trung thành với sự thực lịch sử vừa phải có trình độ khái quát hóa nghệ thuật sao cho đảm bảo tính cụ thể, sinh động của nhân vật mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vẫn đóng góp được ý đồ vào lịch sử. Thực tế cho thấy rằng nhiều truyện trung đại đều có sự kết hợp của các yếu tố thực và kì ảo trong kết cấu.
Ngay từ thời xa xưa, yếu tố kì ảo đã được ra đời do trí tưởng tượng phong phú và đời sống tâm linh của con người. Thần thoại là nơi khởi nguồn cho yếu tố kì ảo phát triển với câu chuyện về các vị thần núi, thần sông, thần Trụ trời… Đến văn
học trung đại, các yếu tố kì ảo xuất hiện khá đậm trong văn học thế kỉ X – XIV. Việt
điện u linh ghi lại lai lịch các thần ở cõi u linh, Lĩnh Nam chích quái ghi lại nhiều câu chuyện kì quái. Sử gia Ngô sĩ Liên đã đưa yếu tố huyền thoại vào trong phần
ngoại kỉ của Đại Việt sử ký toàn thư. Đến Truyền kì mạn lục, chất sử học đã phải lùi
bước trước chất văn học. Như thế, yếu tố kì ảo có vai trò rất lớn trong cốt truyện.
Trong Nam Ông mộng lục, yếu tố kì ảo có vai trò quan trọng và được kết hợp
nhuần nhị yếu tố “kì” với “thực”. Các yếu tố kì ảo được khoác lên câu chuyện thường nhằm tô đậm vẻ đẹp, tài năng của con người có thực như các nhân vật tôn giáo uy tín (thiền sư, đạo sĩ). Những câu chuyện mang màu sắc tôn giáo này thường gắn với tâm linh con người. Ví dụ truyện “Ni sư đức hạnh” nói về quá trình tu tập của ni sư họ Phạm, bà đã từng “đem tấm thân hư ảo này bố thí cho lũ hổ lang một bữa”, bà đi vào rừng sâu, tuyệt thực hai mươi mốt ngày “hổ, sói hàng ngày ngồi quanh không con nào dám đến gần” nhưng kì lạ nhất là chuyện chiếc xương của bà dùng chữa bệnh rất linh nghiệm “…đến khi thu hài cốt của bà, mọi người bàn nhau không nỡ, bèn đưa hết vào hộp gói lại. Qua một đêm bỗng thấy có một chiếc xương khủy tay ở ngoài hộp, nằm trên bàn. Mọi người đều lấy làm lạ về sự linh nghiệm ấy. Về sau, phàm nếu ai bị ốm đến cúng, đệ tử mài xương đó vào nước đem ra rửa cho họ thì không một ai là không lập tức khỏi bệnh ngay”. Còn rất nhiều truyện chứa đựng yếu tố hoang đường kì ảo: chuyện xá lị của người ông bay vào tay áo người cháu để định ngôi cho cháu (Truyện số 3) chuyện nhà sư và đạo sĩ cùng trổ tài diệt yêu quái (Truyện số 11) chuyện đạo sĩ cầu tự cho vua Thái Tông, Thượng đế sai Chiêu Văn đồng tử xuống trần (Truyện số 12) chuyện nhà sư Minh Không chữa bệnh cho Thái tử, bay trên không, làm phép đưa thuyền tới kinh thành, có niêu cơm ăn mãi không hết (Truyện số 14)…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So với nhiều tác phẩm khác, nghệ thuật dựng truyện của Truyền kỳ mạn lục
trước hết thể hiện ở việc xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh, có sự tham gia tích cực của yếu tố “kì” nhằm tạo nên tính ly kỳ, biến ảo hấp dẫn người đọc. Xin dẫn ra một ví dụ quen thuộc: “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về cuộc đời thực của Vũ Thị Thiết: Nàng xinh đẹp nết na nhưng lấy Trương Sinh ít học lại có tính hay ghen. Trương Sinh nghi kị khiến Vũ Nương tự vẫn. Sau đó, nàng được Linh Phi cứu giúp. Hiểu ra sự thật, chàng Trương vô cùng ân hận song Vũ Nương chỉ trở về trong chốc lát. Cái kì ảo đan xen với cái thực đã tô đậm định mệnh nghiệt ngã và hạnh
phúc mong manh của người phụ nữ…Bên cạnh đó, tác giả Truyền kì mạn lục đã tạo
ra không gian riêng (Âm tào, địa phủ, tiên cảnh, thượng giới, thủy cung..) để cho nhân vật tự do bộc lộ tính cách. Không gian này thực chất vẫn là xã hội nơi con người đang sống nhưng đã được gửi gắm những mơ ước về một xã hội công bằng, cái ác bị tiêu diệt, công lí được thực thi….
Với Nam Ông mộng lục, tác giả chưa tạo ra được những không gian kì ảo
nhưng sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố kì và thực trong tác phẩm đã giúp đưa yếu tố kì ảo tồn tại trên không gian hiện thực (cảnh diệt trừ yêu quái, chữa bệnh ở cung điện, tu tập trong rừng sâu, đi bộ trên mặt biển…). Nhân vật dù có tài năng siêu phàm (bay trên không, đi trên mặt nước…) nhưng vẫn là con người chứ không phải là thần thánh. Trong các truyện, chúng ta thấy có bóng dáng của một số nhân vật thần kì: ví dụ “thần” (Truyện số 13) “Thượng đế” (Truyện số 12)…nhưng rất ít. Viết về những truyện kì ảo, song cái đích mà tác giả hướng tới là hiện thực. Hồ Nguyên Trừng viết loại truyện này không nhằm mục đích ngợi ca những yếu tố kì ảo mà chủ yếu để tô đậm tài năng của nhân vật, đề cao những vấn đề nhân sinh của
con người. Dù có viết về truyện hoang đường kì ảo, những truyện ký trong Nam
Ông mộng lục vẫn có sự liên hệ với hiện thực giống như con diều bay bổng mà vẫn
nối liền với mặt đất bằng sợi dây. Sự thống nhất giữa yếu tố thực và ảo trong Nam
Ông mộng lục là sự dung hợp đặc sắc của truyện ký – truyện trong văn xuôi. Trong
văn học trung đại, hiện tượng này rất phổ biến do tư duy nguyên hợp. Thậm chí, trong văn học hiện đại, hiện tượng thâm nhập, đan xen các thể loại khác nhau (ký – tiểu thuyết…) vẫn còn tồn tại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.3.1.2 Cốt truyện
Khái niệm cốt truyện: “hệ thống các sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [28; 99]. Cốt truyện có thể được hiểu là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Cốt truyện có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, nhìn chung có thể chia cốt truyện thành hai loại: Cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến. Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính. Vì vậy, cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa.
Nam Ông mộng lục gồm 31 thiên truyện có dung lượng rất ngắn, sử dụng cốt
truyện đơn tuyến: Truyện dài nhất là 1075 chữ (Truyện số 1) và truyện ngắn nhất