Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 85)

- Sơ cấp: Phỏng vấn, khảo sát các nông hộ và các chủ trang trại chăn

3. Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng

phát, trong chăn nuôi chưa kiểm soát được dịch bệnh.

4. Giá nguyên liệu đầu vào của ngành chăn nuôi tăng, trong khi hậu chất tạo nạc làm ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng.

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia, các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi lợn

3.4. Định hướng phát triển nông nghiệp (chăn nuôi lợn) trên địa bàn huyện Xuân Lộc huyện Xuân Lộc

Căn cứ các định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện thể hiện ở các Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện lần V, nhiệm kỳ 2010-2015; quy hoạch kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020; các quy hoạch chuyên ngành về nông nghiệp, khuyến khích phát triển chăn nuôi, đề tài đánh giá tóm lượt định hướng phát triển nông nghiệp, chăn nuôi lợn của

huyện để kết hợp với phần nghiên cứu thực trạng làm cơ sở đưa ra giải pháp cho phần nội dung nghiên cứu.

3.4.1. Mục tiêu chung của phát triển nông nghiệp huyện Xuân Lộc.

Phát triển nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp) theo hướng hàng hoá mạnh, đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng có hiệu quả khoa học công nghệ, làm ra sản phẩm với năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường nội địa và tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập, cải thiện đời sống, trình độ và nguồn lực cho nông dân.

3.4.2. Mục tiêu cụ thể

+ Giai đoạn 2010 - 2020:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 4- 5%/năm, trong đó chăn nuôi đạt 8-9%/năm.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2020: trồng trọt 32-35%, chăn nuôi 55-60%, dịch vụ nông nghiệp 6-10%.

- Giá trị sản lượng cây trồng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân từ 50 triệu đồng trở lên;

- Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 1.750 – 1.850 USD /người/năm.

+ Giai đoạn trước mắt (2012 – 2015):

- Tốc độ tăng trưởng giá trị nông nghiệp đạt bình quân 5 – 6%/năm, trong đó trồng trọt khoảng 2,5-3,0%, chăn nuôi tăng trưởng bình quân 9,0- 9,5%/năm.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2015: trồng trọt 38-40%, chăn nuôi 54-56%, dịch vụ 5-6%.

- Giá trị sản lượng cây trồng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 40 - 45 triệu đồng.

- Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt khoảng 1.100 – 1.200 USD /người.

+ Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp, có vai trò động lực trong phát triển chăn nuôi của huyện. Từ năm 2006 đến 2011, mặc dù các địa bàn trọng điểm phát triển chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng bị chững lại, nhưng riêng ở huyện Xuân Lộc vẫn tăng trưởng khá nhanh. Theo định hướng phát triển chung của cả nước thì tốc độ tăng đàn lợn từ 5-7%/năm nhưng với địa bàn có nhiều lợi thế như Xuân Lộc thì cần tranh thủ cơ hội để đạt tăng trưởng cao hơn là khoảng từ 8-10%/năm, cùng với tăng trưởng về đầu con, huyện cũng sẽ nâng cao trình độ dân trí để tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, sản phẩm chăn nuôi của huyện có thể đứng vững trên thị trường nội địa trước sức ép của lộ trình giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

3.4.3. Quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp

3.4.3.1. Trồng trọt (phục vụ cho phát triển chăn nuôi).

Tập trung cho nâng cao trình độ sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng mở rộng diện tích tưới, kết hợp bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa bàn và ứng dụng rộng rãi công nghệ tưới tiết kiệm. Ứng dụng kịp thời giống mới gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mà đặc biệt là ứng dụng có chọn lọc kỹ thuật cao để tạo hiệu quả vượt trội, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của từng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập, hỗ trợ phát triển chăn nuôi và chú trọng cải thiện độ phì nhiêu đất đai.

Tiếp tục phát triển các cây trồng chính đã khẳng định lợi thế và vị trí khá vững chắc ở Xuân Lộc như lúa - bắp, xoài, điều, cao su, tiêu, chôm chôm, rau kết hợp với phát triển các loại cây khác như các loại đậu, mía, sắn, cà phê, các loại cây ăn quả phục vụ nhu cầu nội vùng.

3.4.3.2. Chăn nuôi

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w