Giải pháp về xử lý môi trường.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 97 - 98)

- Dự kiến quy mô phát triển các loại vật nuôi đến năm 2020:

3.5.6Giải pháp về xử lý môi trường.

Từ thực trạng phân tích ở trên đã cho thấy có 57,83% là có xử lý chất thải bằng biogas và có ao chứa nước thải, trong đó có 08/166 hộ có xử lý bằng chế phẩm sinh học EM. Riêng xử lý nước rửa chuồng còn nhiều tồn tại, còn nhiều hộ xả thẳng ra môi trường, xuống ao hoặc xuống suối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến thiếu bền vững trong chăn nuôi lợn. Do đó, để chăn nuôi lợn phát triển theo hướng bền vững và đảm bảo về mặt môi trường, người chăn nuôi và các ngành chức năng cần:

- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là các cơ sở có quy mô lớn và vừa phải có cam kết tự xử lý môi trường đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của cơ quan chức năng về môi trường. Phải có tường rào ngăn cách trang trại với bên ngoài và chiều cao từ 2 m trở lên. Không được xả chất thải, nước thải chưa được xử lý vào môi trường. Làm được việc này sẽ hạn chế tốt nhất tình trạng lây lan bệnh tật từ trại này sang trại khác và ô nhiễm cho các hộ xung quanh, phù hợp với trình độ tổ chức và đặc điểm của các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi của huyện Xuân Lộc.

- Lồng ghép chăn nuôi bền vững, sử dụng mô hình khí sinh học vào các chương trình, kế hoạch phát triển của ngành chăn nuôi của huyện; Tập trung

đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lanh nghề phục vụ việc xây dựng các công trình khí sinh học ở các hộ chăn nuôi lợn.

- Bổ sung quy hoạch cơ sở sản xuất phân bón vi sinh vào quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện, nhằm tận dụng phế phẩm chăn nuôi vào phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 97 - 98)