Giải pháp về phát triển chăn nuôi bền vững theo quy hoạch.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 92 - 93)

- Dự kiến quy mô phát triển các loại vật nuôi đến năm 2020:

3.5.1 Giải pháp về phát triển chăn nuôi bền vững theo quy hoạch.

Để khắc phục tình trạng chăn ni nhỏ lẻ, manh mún và trên cơ sở đó kiểm sốt tốt dịch bệnh là phát triển vùng chăn nuôi tập trung. Vùng chăn nuôi tập trung của huyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 3028/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 về “Phê duyệt quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn ni, các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”, điều đó là phù hợp với “Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung vẫn cịn nhiều khó khăn, dẫn đến tỷ lệ hộ chăn ni trong vùng quy hoạch chỉ đạt 25,5%, về diện tích chỉ lấp đầy 17,5% tổng diện tích của quy hoạch giai đoạn I. Do đó, giải pháp đặt ra là:

Thứ nhất là, song song với quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung cần

gắn với xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; cần quy hoạch lại các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi; nhà máy chế biến, giết mổ gia súc và gia cầm tập trung, công nghiệp; nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho trồng trọt; xây dựng các kho chứa giúp cho việc vận chuyển, dự trữ nguyên liệu thức ăn và thức ăn chăn nuôi... sao cho phù hợp nhất.

Thứ hai là, cần có chính sách thiết thực về khuyến khích phát triển chăn

ni trong vùng quy hoạch và xúc tiến di dời các cơ sở chăn nuôi trong vùng cấm chăn nuôi vào khu vực quy hoạch.

Để thực hiện được hai giải pháp trên cần:

- Xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi.

- Chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển với số lượng đủ lớn và có đầy đủ quy hoạch các điểm chế biến thuận lợi thì việc mời gọi đầu tư xây dựng

nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi hoặc xây dựng các kho dự trữ nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi cũng được dễ dàng hơn.

- Kiểm soát chặt chẽ các điểm giết mổ lậu, không được phép hoạt động theo quy định của pháp lệnh thú y thì kiên quyết khơng cho hoạt động. Bên cạnh đó cần có giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn ni thì việc xây dựng các điểm giết mổ tập trung có thể thực hiện được.

- Có chính sách hỗ trợ việc di dời cơ sở chăn ni từ bên ngồi vào trong vùng quy hoạch như: Hỗ trợ theo đầu con hoặc quy mô chuồng trại (m2

chuồng trại), hoặc hỗ trợ lãi vay ngân hàng cho các hộ di dời vay cho xây dựng chuồng trại và sang nhượng quyền sử dụng đất làm trang trại chăn nuôi.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w