- Giải pháp về huy động vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ vốn cho phát triển chăn nuôi: Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng khuyến
3.5.9 Một số khuyến nghị
- Đối với người chăn nuôi:
...+ Nên di dời trại chăn nuôi vào vùng quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung để: yên tâm đầu tư cơ sở vật chất sản xuất hiện đại; học tập, trao đổi kinh nghiệm và liên kết sản xuất giữa các trang trại với nhau được dễ dàng; việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh tại các khu này cho hiệu quả cao, dễ khoanh vùng bao vây dập dịch; chăn nuôi tập trung, không những
mang lại hiệu quả kinh tế mà còn hiệu quả cả về mặt môi trường, xã hội giảm mùi hôi thối, đời sống nâng lên, tình làng nghĩa xóm được cải thiện, thu hút được lượng lớn lao động.
...+ Đầu tư phát triển theo quy mô trang trại, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, đầu tư chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào quy trình chăn nuôi để đem lại hiệu quả cao nhất.
- Đối với cơ quan quản lý:
....+ Bổ sung thêm quy hoạch điểm chế biến thức ăn gia súc và chế biến phân bón vi sinh vào vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển chăn nuôi tập trung.
+ Hiện nay chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư chiếm tỷ lệ lớn, không đảm bảo về mặt môi trường cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm và bùng phát dịch bệnh do đó cần đẩy mạnh việc triển khai thực hiện quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.
...+ Cần kiểm soát tốt các điểm dịch vụ thú y, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc, giết mổ gia súc gia cầm đảm bảo không phát sinh, lây lan dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
. + Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, sản xuất theo quy trình GAP, tiến tới xây dựng thương hiệu chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
...+ Cần đẩy mạnh các ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ về giống, xử lý chất thải, xây dựng các hầm biogas giúp tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi lợn, biến nó thành nguồn điện năng và nhiệt năng sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của các hộ chăn nuôi.
.+ Tăng cường công tác đào tạo cán bộ thú y cho các địa phương và cho chính các trang trại trên địa bàn huyện nhằm tăng khả năng quản lý, chăm sóc và phòng tránh dịch bệnh trên đàn lợn.
KẾT LUẬN
Từ kết quả phân tích đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc.
Trước tiên là thực trạng trong giai đoạn 2008-2011 ngành chăn nuôi lợn luôn tăng ở mức độ nhanh, sản phẩm thịt lợn tăng bình quân trong giai đoạn 2008- 2011 là 10,25% và định hướng phát triển chăn nuôi lợn của huyện giai đoạn 2012- 2020 tiếp tục tăng ở mức 8-10%. Tuy nhiên qua phân tích thực trạng cho thấy các yếu tố về mặt xã hội, môi trường chưa đảm bảo bền vững như: chăn nuôi lợn còn phát triển theo quy mô nhỏ lẻ, phân tán; còn tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm; chăn nuôi còn trong khu vực dân cư, không theo quy hoạch của địa phương, xả chất thải trực tiếp ra môi trường; điều kiện vệ sinh thú y chưa đáp ứng vẫn còn xảy ra các dịch bệnh gây thiệt hại lớn; tuy chăn nuôi lợn có hiệu quả về kinh tế nhưng không ổn định, vẫn phụ thuộc vào giá cả thị trường.
Thứ hai là bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững thì trên địa bàn huyện cũng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển bền vững trong thời gian tới như: Đã quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi; đang trong giai đoạn thực hiện Dự án “nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm ngành chăn nuôi (Lifsap)” và Dự án “khu liên hiệp công nông nghiệp công nghệ cao (Dofico)”. Đặc điểm chung của các dự án này là đều hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững và khi triển khai đi vào thực hiện sẽ có tác dụng kích thích lớn đối với chăn nuôi lợn bền vững trên địa bàn huyện.
Thứ ba là với các yếu tố tác động đến lợi nhuận của người chăn nuôi như: Trọng lượng của cả đàn, chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí điện nước, chi phí lao động, loại hình chăn nuôi (chăn nuôi lợn thịt,
lợn sinh sản hoặc cả lợn sinh sản và lợn thịt) thì để tăng lợi nhuận chăn nuôi lợn của trang trại, hộ chăn nuôi cần tìm cách tăng sản lượng, tiết kiệm các khoản chi phí và lựa chọn loại hình chăn nuôi phù hợp để đảm bảo việc phát triển chăn nuôi lợn theo hướng vững.
Thứ tư là để chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện phát triển bền vững cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về: Chăn nuôi phải trong khu vực được quy hoạch; phải hướng đến chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, gắn với giết mổ, chế biến tập trung; trang trại chăn nuôi lợn sinh sản, lợn giống phải có sự quản lý của nhà nước hoặc trung tâm nghiên cứu giống quốc gia; có giải pháp chế biến thức ăn tại địa phương để giảm chi phí trong chăn nuôi; có đủ cán bộ làm công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh và đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; ứng dụng được khoa học kỹ thuật hiện đại vào quy trình chăn nuôi; tạo được mối liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất, với nhà khoa học, với nhà quản lý (chính quyền), với nhà doanh nghiệp ở các yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.
Đánh giá về tính tin cậy, khả thi của kết quả nghiên cứu
Qua quá trình thực hiện nội dung nghiên cứu, tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, rút ra những thuận lợi, khó khăn và đề ra giải pháp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Nội dung nghiên cứu của đề tài mang tính thực tiễn và cũng là mối quan tâm của cả xã hội ngày nay trong vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sống. Quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo giữa lý luận và thực tiễn từ giáo trình “Phát triển chăn nuôi bền vững trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp” của đồng tác giả GS.TS. Lê Viết Ly – GS.TS. Lê Văn Liễn. Do đó, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy và tính khả thi cao.
Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, diễn biến của ngành chăn nuôi lợn trong cả nước đang gặp nhiều khó khăn về tình hình dịch tai xanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã làm giảm lòng tin về sản phẩm thịt lợn ở người tiêu dùng và hệ quả liên lụy là giá lợn hơi giảm đáng kể như hiện nay (giá từ 60.000 đồng/kg lợn hơi ở thời điểm cuối năm 2011 thì đến thời điểm giữa năm 2012 chỉ còn 38.000 đồng/kg) đã gây khó khăn trong việc điều tra, đánh giá hiệu quả và mức độ tác động giữa các yếu tố trong chăn nuôi lợn. Do đó, tác giả đề tài chưa đánh giá, dự báo được những nhân tố tác động đến năng suất, lợi nhuận trong chăn nuôi lợn nói chung(bao gồm cả chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi lợn sinh sản) bằng mô hình hồi quy tuyến tính. Đây là hạn chế của tác giả mà các nghiên cứu sau này có thể tiếp tục thực hiện.