- Sơ cấp: Phỏng vấn, khảo sát các nông hộ và các chủ trang trại chăn
3. Số lao động chăn nuôi lợn
bình quân/hộ Người 1,16 1,27 9,7
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra trang trại, hộ chăn nuôi lợn
Qua bảng 3.2 Lao động tham gia chăn nuôi lợn tại các trang trại, hộ gia đình trên địa bàn huyện cho thấy việc chăn nuôi lợn đã giải quyết việc làm rất lớn tại nông hộ. Với quy mô nhỏ (từ 01-10 con lợn) cần ít lao động (bình quân 1,16 người), người chăn nuôi chủ yếu là tận dụng lao động tại địa phương lúc nhàn rỗi, hoặc vừa kết hợp chăn nuôi lợn với trồng trọt, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ tại gia đình để tận dụng thời gian và tìm kiếm thêm thu nhập cho nông hộ. Với quy mô lớn (trên 50 con lợn) đòi hỏi phải tốn nhiều lao động, đây vừa tận dụng lúc lao động nông nhàn vừa giải quyết một lượng lớn lao động tại địa phương. Với kết quả khảo sát 166 hộ cho thấy việc chăn nuôi lợn đã giải quyết việc làm cho hơn 1.017 lao động tại địa phương. Có thể nói chăn nuôi lợn ngoài việc tăng thu nhập cho người chăn nuôi còn tạo ra giá trị sản xuất xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua các trang trại, hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện có xu hướng ưa chuộng giống lợn có tỷ lệ nạc cao (giống lợn lai ngoại) vì giống lợn này thời gian sinh trưởng ngắn (thời gian nuôi ngắn), có mức tăng trọng nhanh và tỷ lệ nạc ở lợn thịt chiếm tỷ lệ cao hơn giống lợn nội (lợn địa phương). Thực tế qua điều tra tại địa phương như sau:
Bảng 3.3. Giống lợn được nuôi tại các trang trại, hộ chăn nuôi.
Giống lợn Số mẫu Số đầu con (theo đầu con)Tỷ trọng (%)
Giống lợn địa phương 23 276 0,72
Giống lợn lai 143 38.102 99,28
Giống ngoại 100% 0 0 0
Tổng cộng 166 38.378 100
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra trang trại, hộ chăn nuôi lợn
Từ bảng 3.3. Giống lợn được nuôi tại các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện cho thấy có 99,28% giống lợn lai được sử dụng (trong đó có 100% lợn sinh sản sử dụng các giống lai ngoại như Yokshire, Landrace, Duroc, Pietrain và các giống lai 2 máu của 4 giống thuần này). Nguồn cung cấp giống chủ yếu là các trại giống trong tỉnh Đồng Nai và các nhà máy chế biến thức ăn gia súc cung cấp giống cho các hộ nuôi hợp đồng (tập đoàn CP Việt Nam, tập đoàn Japfa và các hộ chăn nuôi lớn, trang trại; một số trang trại hiện nay đã sản xuất giống cho các công ty, tập đoàn CP và Japfa, tiêu thụ tại địa phương và bán giống ra một số huyện lân cận như Long Khánh, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Định Quán, Tánh Linh- Bình Thuận; việc áp dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi cũng được đảm bảo gần với quy trình chuẩn như: Số lứa đẻ 1,8-2,3 lứa/năm, thời gian cai sữa từ 40-45 ngày, trọng lượng sau cai sữa 12-15 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,5-3,2 kg/kg tăng trọng, số lợn con nuôi sống sau cai sữa 8- 9 con.
Về chất lượng con giống thì qua khảo sát đã cho thấy có trên 99% ý kiến đều cho là giống lợn trên địa bàn huyện luôn đảm bảo chất lượng và sạch
bệnh, nguồn cung ứng con giống dồi dào, đủ cung ứng tại địa phương và theo hợp đồng với các đơn vị bên ngoài huyện như: công ty chăn nuôi như CP Việt Nam, tập đoàn Japfa. Các hộ chăn nuôi sử dụng giống địa phương thường là chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi gia đình với mục đích là tận dụng sản phẩm nông nghiệp nên hiệu quả sẽ không cao bằng các giống lợn lai, mua từ các trang trại giống hoặc trung tâm giống.
3.2.2.4. Thức ăn cho lợn:
Thức ăn chiếm từ 60 - 70% trong cơ cấu giá thành chăn nuôi lợn vì vậy, giảm chí phí thức ăn và giảm giá thành sản xuất là hai yếu tố chi phối rất lớn đến hiệu quả kinh tế cũng như sức cạnh tranh trong chăn nuôi.
Tỉnh Đồng Nai có rất nhiều công ty chế biến thức ăn cho gia súc, theo số liệu thống kê năm 2011 các cơ sở chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được trên 1,3 triệu tấn thức ăn hỗn hợp, 23.382 tấn thức ăn đậm đặc, tổng sản lượng thức ăn quy đổi khoảng trên 1,79 triệu tấn, chiếm 36,9% tổng lượng thức ăn quy đổi trên phạm vi cả nước. Trên địa bàn huyện Xuân Lộc không có các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô lớn, các trang trại, hộ chăn nuôi đều phải mua thức ăn từ các công ty chế biến thức ăn gia súc hoặc cơ sở kinh doanh thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh và khoảng cách vận chuyển đến huyện cũng không quá xa (khoảng từ 35- 75 km), giao thông rất thuận tiện trong việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi, một số cơ sở có quy mô lớn và sản phẩm có sức lan tỏa lớn đến địa bàn huyện Xuân Lộc như: Công ty Cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO, Công ty thức ăn chăn nuôi gia súc Thanh Bình, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Nhà máy thức ăn chăn nuôi Cargill Biên Hoà và mới đây nhất là ngày 18/6/2012 tại Khu công nghiệp Dầu Giây Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đã khánh thành chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 300.000 tấn/năm. Do đó, việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Xuân Lộc là khá thuận lợi và được sự trợ giúp nhiều mặt từ các công ty, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi như ký kết hợp đồng giao sản phẩm tận nơi với các trang trại, hộ chăn nuôi có quy mô lớn.
Bảng 3.4. Nguồn cung cấp thức ăn cho các trang trại, hộ chăn nuôi lợn.
Hình thức cung cấp thức ăn cho lợn Số hộ tham gia (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Hợp đồng mua trực tiếp từ các
công ty chế biến thức ăn công nghiệp 41 24,7