Tài nguyên nước:

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 34 - 36)

- Về phân loại đất: Tồn huyện có 6 nhóm đất, bao gồm 15 loại đất

2.1.1.4.Tài nguyên nước:

- Nước mặt:

Trong phạm vi huyện có 3 hệ thống sơng suối chính: Sơng La Ngà, Sơng Ray, các nhánh suối của Sông Dinh.

+ Sông La Ngà: Bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc 2 tỉnh Bình Thuận và

Lâm Đồng. Diện tích lưu vực: 4.100 km2, mơ-đun dịng chảy khá (38,4 l/s/km2), lưu lượng trung bình 113 m3/s, lưu lượng kiệt 3,5-4,0 m3/s, chảy qua huyện Xuân Lộc dài 18 km với diện tích lưu vực khoảng 262 km2. Các suối nhánh của sông La Ngà trên địa phận huyện Xuân Lộc có nước quanh năm là suối Gia Huỳnh, Suối Rết, Suối Cao... Theo Quy hoạch thủy lợi hệ thống sông Đồng Nai và dự án khả thi xây dựng cơng trình thủy lợi Tà Pao (đã khởi công xây dựng), về lâu dài sẽ đưa nước ngọt từ đập TàPao về tưới cho khu vực các xã: Xuân Thành, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Bắc và Xuân Thọ.

+ Sông Ray: Bắt nguồn từ khu vực phía nam và tây nam núi Chứa

huyện dài 15-20 km, lưu lượng trung bình 10,6 m3/s. Ngoại trừ dịng chính có nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô.

+ Các nhánh suối thuộc hệ thống Sông Dinh: Các nhánh suối này bắt

nguồn từ khu vực phía Đơng Nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực: 200 km2, bao gồm các suối chính như: Suối Gia Ui, Suối Da Công Hoi, Suối Da Kriê. Mơ -đun dịng chảy tương đối khá (khoảng 32,6 l/s/km2) nhưng do lưu vực hẹp, thảm phủ kém dài nên các suối này đều bị kiệt vào cuối mùa khô.

Huyện đã xây dựng Hồ Núi Le và hồ Gia Ui, các hồ này đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước vào mùa khô cho khoảng 1.200 ha cây trồng và cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 7.500 hộ dân. Hiện nay trên địa bàn huyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng nai quy hoạch và phân kỳ xây dựng 32 cơng trình thủy lợi tiếp tục xây dựng trong giai đoạn 2011-2020.

- Nước ngầm:

Theo bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000, huyện Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên đất đỏ vàng được phong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30 m. Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-120m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12 l/s, chất lượng tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và sử dụng trong nơng nghiệp.

Huyện Xn Lộc có hạn chế về thiếu nguồn nước ngọt để tưới cho cây trồng vào mùa khơ, địi hỏi phải bố trí cơ cấu cây trồng vật ni phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, đặc biệt chú trọng phát triển chăn ni ở các khu vực có nước ngầm và điều kiện đất đai có nhiều hạn chế để giảm sức ép cho phát triển trồng trọt.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 34 - 36)