Giải pháp về tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 99 - 100)

- Dự kiến quy mô phát triển các loại vật nuôi đến năm 2020:

3.5.8 Giải pháp về tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm

Từ thực trạng phân tích ở trên cho thấy huyện Xuân Lộc có quy mô chăn nuôi lợn khá lớn, việc tổ chức liên kết trong sản xuất đã hình thành. Tuy nhiên việc liên kết nhìn chung chưa sâu, liên kết giữa những trang trại hộ chăn nuôi trong huyện rất hạn chế, liên kết với nhà khoa học chưa thực hiện rộng rãi, ... Do đó, để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững thì các cơ sở, trang trại chăn nuôi, công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc gia cầm cần liên kết hỗ trợ nhau tạo ra chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Về lâu dài cần khuyến khích, mở rộng liên kết giữa các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã và trang trại trên địa bàn huyện và khắc phục những hạn chế đã nêu ở trên; khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, HTX chăn nuôi, nhất là ở các địa bàn trọng điểm chăn nuôi như các xã Bảo Hoà, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân Hiệp. Bên cạnh việc tiếp tục liên kết với các công ty chăn nuôi lớn hiện có, cần đẩy mạnh liên kết với các trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi (Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng) để tiếp cận với các giống mới và được hỗ trợ về kỹ thuật, ứng dụng khoa học trong chăn nuôi; tăng cường liên kết với các sở giết mổ lớn ở trong tỉnh Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai, hiện đã có 2 cơ sở giết mổ hiện đại, đã có nền tảng về thị trường tiêu thụ sản phẩm giết mổ, chế biến ở

Trảng Bom và thành phố Biên Hòa tiêu thụ hàng năm khoảng 650-700 ngàn con heo và 4,5-5 triệu con gà) và Tp. Hồ chí Minh để tạo lập thị trường ổn định.

Ngoài ra trong giai đoạn 2013-2015, tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng nai (Dofico) sẽ tiến hành xây dựng khu liên hợp công nông nghiệp công nghệ cao vừa chăn nuôi lợn, trồng trọt, chế biến thức ăn gia súc, chế biến sản phẩm chăn nuôi ... với ý nghĩa tạo ra dây chuyền sạch từ sản xuất đến bàn ăn. Đây là một trong những thuận lợi cho huyện tranh thủ để tạo sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ ổn định nhằm hướng đến phát triển bền vững.

Các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện cần tham gia và phát huy vai trò Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và hạn chế việc “làm giá” của thương lái.

Bên cạnh đó, để giúp cho các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện phát triển mạnh các ngành chức năng cần mở các lớp tập huấn về kiến thức kinh doanh, kỹ năng liên kết, maketing, xây dựng thương hiệu, bảo vệ môi trường và quản lý trang trại, hợp tác xã, để áp dụng và phát triển ổn định trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w