CHỈ TIÊU ĐVT QUI MÔ

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 71)

- Sơ cấp: Phỏng vấn, khảo sát các nông hộ và các chủ trang trại chăn

2. Mua thường xuyên từ các đại lý, cơ

CHỈ TIÊU ĐVT QUI MÔ

01- 10 con 11- 50 con >50 con

1. Số con bình quân/lứa Con 6 29 455

2. Số lứa/năm Lứa 2,3 2,3 2,3

3. Thời gian một lứa Ngày 109 110 111

4. Trọng lượng xuất chuồng Kg/con 90,84 95,12 95,89 5. Tổng chi phí bình quân

(không tính chi phí lao động

gia đình) Đồng/kg 42.866 40.591 37.044

6. Doanh thu Đồng/kg 44.982 44.526 43.384

7. Thu nhập Đồng/kg 2.116 3.935 6.340

8. Tỷ suất thu nhập Lần 0,049 0,097 0,171

Nguồn: Tính toán tổng hợp từ số liệu điều tra

Từ kết quả tổng hợp tính toán trên bảng 3.9 ta thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm hộ chăn nuôi với các quy mô khác nhau, những hộ chăn nuôi có quy mô lớn hơn sẽ cho thu nhập cao hơn. Hiện tượng tổng chi phí bình quân/01kg lợn xuất chuồng giảm dần theo quy mô và trọng lượng lợn khi xuất chuồng tăng theo quy mô được giải thích là khi quy mô lớn hơn hộ chăn nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao hơn, chất lượng con giống đầu vào cũng được mua tại các điểm có quy trình chăm sóc tốt hơn nên trọng lượng lợn xuất chuồng lớn hơn.

Tỷ suất thu nhập ở mức quy mô bình quân 06 con lợn là 0,049 lần, có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra trong chăn nuôi lợn thịt sẽ thu được 0,049 đồng thu nhập. Tương tự, ở quy mô bình quân 29 con lợn thịt sẽ có tỷ suất thu nhập là 0,097 lần, có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra trong chăn nuôi lợn thịt sẽ cho 0,097 đồng thu nhập và ở quy mô bình quân là 455 con lợn thịt sẽ cho tỷ suất thu nhập bằng 0,171 lần, có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra trong chăn nuôi lợn thịt sẽ cho 0,171 đồng thu nhập.

Các quy mô lớn thường đầu tư nhiều vốn cho con giống, thức ăn, chuồng trại, máy móc, thiết bị. Trong khi đó hộ nuôi lợn ở quy mô nhỏ chuồng trại giản đơn, ít trang bị máy móc, tận dụng nhiều nguồn thức ăn nông nghiệp của gia đình. Việc mở rộng quy mô là rất khó khăn cho các nông hộ do chuyển từ một hệ thống sản xuất dựa vào lao động gia đình, tổng chi phí đầu tư không lớn sang một hệ thống thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp, đầu tư nhiều vốn trong khi đó, giá cả đầu ra của sản phẩm lợn thịt lại biến động bất thường và thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định.

3.2.7.2. Đối với chăn nuôi lợn sinh sản.

Chăn nuôi lợn sinh sản thường đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cao hơn so với lợn thịt. Trên địa bàn huyện Xuân Lộc chăn nuôi lợn sinh sản đang phát triển mạnh tại một số trang trại lớn, nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi lớn như CP Việt Nam, Japfa và một số trang trại chăn nuôi nhằm cung cấp con giống cho nhu cầu tại địa phương. Hộ chăn nuôi lợn sinh sản với quy mô khác nhau đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác nhau. Hộ chăn nuôi quy mô lớn đầu tư vốn, trang thiết bị, kỹ thuật tốt hơn nhóm hộ khác nên trọng lượng xuất bình quân/con của nhóm hộ này đạt 15 kg, nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa đạt 14 kg và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ đạt 12 kg. Giá thành bán 1kg lợn giống trung bình là 82.000 đồng/kg. Nhóm hộ chăn nuôi lợn sinh sản quy mô lớn đạt các chỉ tiêu cao hơn các nhóm hộ khác. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản.

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản theo quy mô

CHỈ TIÊU ĐVT QUI MÔ

1- 10 con 11- 50 con >50 con

2. Số lợn nái nuôi/hộ bình

quân Con 4 29 361

3. Thời gian nuôi một lứa Ngày 40-50 40-50 40-50

4. Số lứa đẻ BQ/con/năm Lứa 2,13 2,17 2,18

5. Số con xuất bán BQ/lứa Con 10,44 10,86 10,5

6. Trọng lượng xuất chuồng

bình quân/con Kg 12,86 13,27 14,25

7. Tổng chi phí BQ/con (không tính chi phí lao động gia đình)

Đồng/con 842.150 837.919 837.821 8. Doanh thu bình quân/con Đồng/con 959.771 990.231 1.004.501

9. Thu nhập Đồng/con 117.621 152.312 166.680

10. Tỷ suất thu nhập Lần 0,140 0,169 0,199

Nguồn: Tính toán tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng 3.10. Một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản theo quy mô cho ta thấy: Các chỉ tiêu về kỹ thuật của chăn nuôi lợn sinh sản ở quy mô lớn (trên 50 con) tốt hơn quy mô vừa và nhỏ là số lứa đẻ và trọng lượng lợn con bình quân cao hơn.

Quy mô chăn nuôi lợn nái có ảnh hưởng nhất định đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi. Đối với chăn nuôi lợn sinh sản theo quy mô chăn nuôi lớn đem lại kết quả và hiệu quả sản xuất cao hơn. Doanh thu lợn con của nhóm chăn nuôi quy mô lớn (trên 50 con) đạt 1.004.501 đồng/con, cao hơn quy mô vừa (bình quân là 29 con) và quy mô nhỏ (dưới 10 con).

Hiệu quả kinh tế được thể hiện rõ qua chỉ tiêu tỷ suất thu nhập, tỷ suất thu nhập của chăn nuôi lợn sinh sản quy mô lớn (trên 50 con) là 0,199 lần; trong khi quy mô vừa (từ 11-50 con) là 0,169 lần và quy mô nhỏ (dưới 11 con) là 0,140 lần.

Như vậy, xét trên các chỉ tiêu tính toán trên bảng 3.10 ta thấy hiệu quả kinh tế của nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô khác nhau là rất khác nhau, đặc

biệt đầu tư chăn nuôi quy mô lớn hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt. Song không phải hộ nào cũng có điều kiện để có thể chăn nuôi quy mô lớn được, cũng không phải hộ nào cũng có nhu cầu chăn nuôi quy mô lớn bởi điều kiện sản xuất của các hộ khác nhau (vốn, chuồng trại, thu nhập của các hộ). Có nhiều hộ có nhu cầu chăn nuôi quy mô lớn nhưng điều kiện vốn, kỹ thuật không đáp ứng được. Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có thể do điều kiện về vốn, lao động, thu nhập của hộ chủ yếu từ phi nông nghiệp, chăn nuôi chỉ để tận dụng sản phẩm dư thừa, lấy phân bón…

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w