Xử lý chất thải và vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 61)

- Sơ cấp: Phỏng vấn, khảo sát các nông hộ và các chủ trang trại chăn

2. Mua thường xuyên từ các đại lý, cơ

3.2.3. Xử lý chất thải và vệ sinh môi trường.

Ngày nay việc bảo vệ môi trường rất được con người quan tâm, bảo vệ môi trường cũng là một giải pháp quan trọng trong việc phát triển bền vững. Tuy nhiên, chăn nuôi luôn gắn liền với vấn đề ô nhiễm môi trường, do đó việc áp dụng biện pháp nào để xử lý chất thải và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi là rất quan trọng. Kết quả khảo sát thực tế trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 3.7. Thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện

Stt Hình thức xử lý chất thải Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng hầm Biogas 96 57,83

2 Chăn nuôi theo mô hình VAC 5 3,01

3 Thải phân và nước thải trực tiếp ra vườn,

suối, cống rãnh 65 39,16

Tổng cộng; 166 100

Trong đó: Sử dụng chế phẩm sinh học 8 4,82

Hộ chăn nuôi có hố ủ phân 45 27,11

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra trang trại, hộ chăn nuôi lợn

Qua bảng 3.7. Thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện cho thấy có 57,83% là có xử lý chất thải bằng biogas và có ao chứa nước thải nhưng nhìn chung ý thức xử lý chất thải để hạn chế ô nhiễm của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ còn thấp. Các hộ chăn nuôi với quy mô gần với

trang trại đã có ý thức xử lý chất thải, nhưng mức độ tự giác không đồng đều. Riêng các trang trại lớn (nuôi trên 300 con lợn) thì 100% đều có ý thức cao về xử lý chất thải và trong đó có 8/166 hộ có sử dụng chế phẩm sinh học EM trong chăn nuôi, sử dụng chế phẩm sinh học sẽ làm cho chất thải phân huỷ nhanh, khử mùi tốt, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột”. Các trang trại lớn đều thu gom phân lợn mỗi ngày 2 lần kèm theo rửa sạch nền chuồng.

Riêng xử lý nước rửa chuồng còn nhiều tồn tại, các hộ chăn nuôi lớn thường xử lý bằng Biogas, nhưng cũng còn nhiều hộ mà phần lớn là các hộ gia đình với quy mô nhỏ còn xả thẳng ra môi trường, xuống ao, xuống suối.

Với thực tế xử lý chất thải và vệ sinh môi trường như hiện nay thì việc chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện chưa thể đảm bảo theo hướng bền vững. Việc xử lý chất thải bằng công nghệ biogas cũng giúp môi trường giảm thiểu khí nhà kính, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi và xã hội như:

- Bảo vệ môi trường: Việt Nam tuy chưa phải là quốc gia phải giảm khí nhà kính, nhưng yêu cầu phát triển bền vững của nước ta cũng cần phải hạn chế tối đa phát thải khí nhà kính, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ môi trường. Một lợi ích lớn nữa về mặt môi trường của công trình khí sinh học đó là thay đổi cách thức và tập quán quản lý chất thải rắn và lỏng từ chăn nuôi lợn của hộ nông dân.

- Góp phần phát triển bền vững: Các dự án áp dụng công nghệ giảm thiểu khí nhà kính là chất xúc tác phát triển nông thôn, tạo ra cơ hội việc làm, làm tăng năng lượng sạch; việc sử dụng khí sinh học để đun nấu đã giải phóng phụ nữ khỏi công việc bếp núc, nội trợ và khói bụi, đồng thời cũng giảm bớt thời gian cho công việc gia đình để họ có thời gian thư giãn nghỉ ngơi, nâng cao trình độ.

- Góp phần tạo công ăn việc làm: Những năm gần đây khi công nghệ xử lý chất thải vật nuôi mới được triển khai áp dụng bằng công nghệ khí sinh học thì hầu hết các hoạt động chuyển giao công nghê, đào tạo, quản lý, duy tu bảo dưỡng các hầm khí sinh học đã được hình thành.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w