Tình hình phát triển chăn nuôi tại các khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 68)

- Sơ cấp: Phỏng vấn, khảo sát các nông hộ và các chủ trang trại chăn

3.2.6.Tình hình phát triển chăn nuôi tại các khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện.

2. Mua thường xuyên từ các đại lý, cơ

3.2.6.Tình hình phát triển chăn nuôi tại các khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện.

trung trên địa bàn huyện.

Các khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện được phê duyệt tại Quyết định số 3028/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng nai về “Phê duyệt quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”, theo đó tổng diện tích quy hoạch cho phát triển các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn I trên địa bàn

toàn huyện là: 3.982 ha, bao gồm 25 khu; để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi thì giai đoạn II quy hoạch đã dự kiến điều chỉnh mở rộng khu chăn nuôi của giai đoạn I thêm 13.986 ha. Nhưng thực tế hiện nay chỉ có khoảng 25,5% tổng số hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện nằm trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi (theo số liệu báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện), trong đó có 24/87 trang trại chăn nuôi lợn nằm trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi với tổng số lợn thịt là 12.800/25.300 con và 12.900/17.200 con lợn nái; tổng diện tích các trang trại, hộ chăn nuôi đang chăn nuôi trong vùng quy hoạch cũng chỉ lấp đầy 17,5% tổng diện tích của quy hoạch giai đoạn I. Nguyên nhân chỉ đạt kết quả thấp như trên là do: Việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung đã đẩy giá đất lên cao nên các hộ dân không bán đất trong vùng quy hoạch; các hộ có đất lại không có khả năng tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi; ngược lại, các hộ có vốn, có nhu cầu chăn nuôi lợn lại không có đất; vùng quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi đáp ứng được Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 03/01/2008 “quy định về quy hoạch, xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” và Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng nai về “quy định chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” phải cách xa các trục lộ chính, các công trình công cộng và hệ thống sông, suối, thủy lợi nên cũng gây tâm lý trở ngại với người chăn nuôi.

Trong quy hoạch chăn nuôi tập trung của huyện đã có quy hoạch các điểm giết mổ tập trung, tuy nhiên việc kêu gọi đầu tư vào các lò giết mổ triển khai còn chậm. Bên cạnh đó chưa có quy hoạch được các điểm chế biến thức ăn chăn nuôi và các điểm sản xuất phân bón vi sinh từ chất thải chăn nuôi.

Việc phát triển chăn nuôi trong các vùng được quy hoạch chăn nuôi tập trung sẽ kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhằm xử lý

tốt hơn vấn đề ô nhiễm môi trường và khép kín trong phạm vi từng trang trại, thuận tiện hơn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 68)