Đường bộ: Mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài: 1.285,6 km, bao gồm: Quốc lộ: 46,2 km, được bê tông nhựa; Tỉnh lộ: 41,4 km, được bê tông nhựa; Đường huyện quản lý: 15 tuyến, dài 114, 29 km, đường nhựa 60,84 km, chiếm tỷ lệ 53,23%, đường cấp phối sỏi đỏ 46,21 km, chiếm tỷ lệ 39,7%; Đường xã quản lý: 108 tuyến, tổng chiều dài 248, 39 km, đường nhựa 69,74 km (28,08%), đường cấp phối sỏi đỏ 40,1 km (16,14%), đường đất 138,55 km (55,78%). Nhìn chung, đã hình thành các tuyến đường trục khá hợp lý, đáp ứng khá tốt yêu cầu vận tải và mở rộng giao lưu giữa huyện với bên ngoài và giữa các xã.
Đường sắt: Đoạn chạy qua huyện dài: 35, 8 km với 3 nhà ga: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh.
- Thủy lợi: Trên địa bàn huyện đã xây dựng được các hồ chứa nước: Hồ Gia Ui, trữ lượng 10,8 triệu m3, tổng chiều dài kênh mương 38,64 km, năng lực tưới thực tế 1.504 ha, ngoài ra còn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt với công suất 5.000 m3/ngày đêm.
Hồ núi Le: Trữ lượng nước 4 triệu m3, hiện tưới cho 309 ha cây lâu năm và phục vụ nước sinh hoạt cho các xã Xuân Hiệp, TT.Gia Ray, Suối Cát với công suất 3.000m3/ngày đêm.
Đập Gia Liêu: Hiện tưới cho 300 ha đất sản xuất nông nghiệp; có 3,55 km kênh mương được kiên cố hóa, tuy nhiên suối Gia Liêu chỉ có nước vào mùa mưa, vì vậy cần tăng tích trữ lượng nước đầu nguồn.
Đập suối Nước trong: năng lực tưới thực tế được 1.021 ha, trong đó tưới tự chảy 303 ha, tưới tạo nguồn 477ha, ảnh hưởng mạch nước ngầm 241 ha, tổng chiều dài kênh mương 18,9 km.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các công trình thuỷ lợi như: đập Lang Minh tưới cho 197 ha; đập Suối Khỉ Xuân Thành tưới cho 60 ha; đập Sóc Ba Buôn (Xuân Hoà) tưới 40 ha, cung cấp nước sinh hoạt cho 25 hộ; đập Suối Học tưới 20ha … Nhìn chung, các công trình này đã phát huy tác dụng tốt nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng thì còn rất nhỏ bé.
Ngoài vai trò cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt, các công trình thủy lợi cũng có tác dụng tích cực đến phát triển chăn nuôi như mở rộng diện tích trồng cỏ vào mùa khô, cung cấp nước cho vệ sinh chuồng trại … Tuy nhiên, mức độ sử dụng cho chăn nuôi còn thấp.
2.1.2.4. Mạng lưới điện:
Hiện nay, mạng lưới điện quốc gia đã xuống tới tất cả các xã, tỷ lệ hộ sử dụng điện bình quân chung toàn huyện đạt 97,3%. Tất cả các trang trại và hộ gia đình chăn nuôi lợn đã sử dụng điện vào sản xuất.
2.1.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2011.
Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp của huyện đạt tốc độ tăng trưởng cao, riêng thủy sản do ít có lợi thế phát triển nên tăng trưởng chậm. Tuy lâm nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng quy mô sản phẩm nhỏ nên tỷ
trọng của lâm nghiệp và thủy sản chỉ rất khiêm tốn trong tổng giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, việc phát triển của 2 ngành này cũng đã đóng góp vào nâng cao thu nhập cho nông hộ, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và cung cấp một phần cho nhu cầu thực phẩm cho chăn nuôi trong huyện.
Bảng 2.5. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông lâm thủy sản Giai đoạn 2007-2011, huyện Xuân Lộc
Hạng mục Đơn vịtính Năm 2007 Năm2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tăng BQ 2008- 2011(%) 1. GTSX theo giá so sánh (94) Tỷ đồng 1.170,5 1.253,1 1.332,8 1.433,0 1.532,4 6,97 1.1. GTSX Nông nghiệp Tỷ đồng 1.132,6 1.215,9 1.290,4 1.391,0 1.490,4 107,1 1.2. GTSX Lâm nghiệp Tỷ đồng 19,9 20,4 24,0 21,2 21,6 102,0 1.3. GTSX Thủy sản Tỷ đồng 18,0 16,8 18,3 20,8 20,4 103,2
2. GTSX theo giá hiện
hành Tỷ đồng 1.930,1 2.362,6 2.848,0 3.312,5 4.605,3 24,29 2.1. GTSX Nông nghiệp Tỷ đồng 1.875,2 2.292,8 2.759,5 3.221, 3 4.502,3 24,48 2.2. GTSX Lâm nghiệp Tỷ đồng 35,1 40,5 54,1 50,4 53,6 11,16 2.3. GTSX Thủy sản Tỷ đồng 19,8 29,3 34,4 40,8 49,4 25,68
3. Cơ cấu GTSX theo hiện hành hiện hành
3.1. GTSX Nông nghiệp % 97,16 97,05 96,89 97,25 97,76 3.2. GTSX Lâm nghiệp % 1,82 1,71 1,90 1,52 1,16 3.2. GTSX Lâm nghiệp % 1,82 1,71 1,90 1,52 1,16 3.3. GTSX thủy sản % 1,03 1,24 1,21 1,23 1,07
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc.
Mặc dù điều kiện sản xuất ít thuận lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mà nhất là thủy lợi còn hạn chế, nhưng do làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất nên nông nghiệp của huyện trong những năm qua mà nhất là trong giai đoạn từ 2001 đến nay liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng gấp 1,5- 1,8 lần mức tăng bình quân của ngành nông nghiệp cả nước.
Trong nông nghiệp, cả trồng trọt và chăn nuôi đều có tốc độ tăng trưởng cao, trình độ sản xuất luôn luôn được nâng lên theo hướng công nghiệp hoá và tập trung đầu tư theo chiều sâu. Riêng chăn nuôi, đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, nên tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá nhanh, từ 34,02% năm 2007 lên 43,38% năm 2011, cao hơn nhiều so với tỷ trọng bình quân của ngành chăn nuôi cả nước (khoảng 25%) và tỉnh Đồng Nai.
Bảng 2.6. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2007-2011 huyện Xuân Lộc
Hạng mục Đơn vị tính Năm 2007 Năm2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2008-2011 Tăng BQ (%) 1. GTSX theo giá so sánh (94) Tỷ đồng 1.132, 6 1.215, 9 1.290,4 1.391,0 1.490,4 7,10 1.1. GTSX trồng trọt Tỷ đồng 783,8 826,1 863,1 895,1 929,1 4,34 1.2. GTSX chăn nuôi Tỷ đồng 308,6 346,5 380,0 445,2 504,0 3,05 1.3. GTSX dịch vụ Tỷ đồng 40,2 43,3 47,3 50,7 57,3 9,27 2. GTSX theo giá hiện hành Tỷ đồng 1.875,2 2.292, 8 2.759,5 3.221,3 4.502,3 24,48 2.1. GTSX trồng trọt Tỷ đồng 1.144, 6 1.318, 6 1.517,1 1.732,0 2.336,4 19,53 2.2. GTSX chăn nuôi Tỷ đồng 637,9 848,4 1.083,7 1.312,7 1.953,2 32,28 2.3. GTSX dịch vụ Tỷ đồng 92,7 125,8 158,7 176,5 212,7 23,08 3. Cơ cấu GTSX theo giá HH 3.1. GTSX trồng trọt % 61,04 57,51 54,98 53,77 51,89 3.2. GTSX chăn nuôi % 34,02 37,00 39,27 40,75 43,39 3.3. GTSX dịch vụ % 4,94 5,49 5,75 5,48 4,72
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc. Trong bối cảnh chung của cả nước là tốc độ tăng giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp thường chậm, nhưng ở huyện Xuân Lộc vẫn đạt được tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2011 là 9,27%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Đóng góp của dịch vụ nông nghiệp không chỉ thể hiện trên giá trị sản xuất mà khi dịch vụ phát triển cũng đồng nghĩa với làm tốt công tác cung ứng vật tư, góp phần giải quyết đầu ra và đưa nhanh hơn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy trồng trọt và chăn nuôi phát triển.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: