Các công cụ quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần dệt tân tiến (Trang 31)

Sự cạnh tranh đã sản sinh ra các công cụ mới để quản trị chuỗi cung ứng. Đúng lúc (Just in time – JIT) và tư duy tinh gọn (Lean thinking) là những nổ lực từ rất sớm để sản xuất và giao hàng đúng hạn, đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tăng hiệu suất cũng như hiệu quả, giảm chi phí và cải thiện chất lượng bằng cách loại bỏ các tổn thất từ quá trình sản xuất. Tuy nhiên khuynh hướng thị trường đã thay đổi, trở nên khó dự báo hơn, không ổn định. Tính linh hoạt trở thành một giải pháp, đạt được vị trí chủ động trên thị trường trong lợi ích của chuỗi cung ứng bởi giảm vòng đời của sản phẩm, tăng khả năng biến đổi và giảm dự báo nhu cầu. Thông tin là một nhân tố thiết yếu để có thể phản ứng một cách nhanh chóng. Công nghệ thông tin và truyền thông đã làm xích lại gần hơn các thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh ngày nay. Tính linh hoạt rất quan trọng bởi vì trong hầu hết các ngành công nghiệp, sự biến đổi thất thường của cả cung và cầu diễn ra nhanh chóng hơn và rộng rãi hơn so với trước đây.

Hầu hết các chuỗi cung ứng dùng tốc độ chống lại các chi phí nhưng chuỗi cung ứng linh hoạt thì giải quyết được cả hai: nhanh chóng và hiệu quả. Chuỗi cung ứng linh hoạt có nhiều sự biến đổi hơn trong sản xuất chẳng hạn như với các nhu cầu không ổn định mà nó mang lại nhiều thuận lợi hơn cho việc giảm thiểu các đơn vị hàng tồn kho. Chuỗi cung ứng linh hoạt cũng góp phần làm giảm thời gian sản xuất và giảm thời gian sắp xếp hàng hóa trong kho (Larsson, Lean Logistics, JIT, Demand Driven SCM, 2009).

Các công ty hoạt động với lợi thế kinh tế theo quy mô đưa ra giải pháp chia sẽ trách nhiệm với các nhà cung cấp của họ, nhà cung cấp tham gia quản lý hàng tồn kho. Một hình thức khác của sự biến đổi chuỗi nhu cầu nơi mà trách nhiệm lưu trữ hàng hóa tồn kho được đồng thuận bởi nhà cung cấp. Người mua không chịu trách nhiệm đối với hàng hóa tồn kho. Nhà cung cấp chịu trách nhiệm đáp ứng đầy đủ hàng hóa theo nhu cầu.

Thị trường đã biến đổi từ sản xuất hàng loạt (ATO) sang sản xuất theo nhu cầu của khách hàng (MTO). Khách hàng mong đợi các sản phẩm chất lượng ngày càng cao hơn, đa dạng hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn. Những yêu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo nhu cầu và mong muốn của họ. Sản xuất theo nhu cầu là hệ thống nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Sản xuất theo nhu cầu thay vì sản xuất hàng loạt là chìa khóa của ngày nay. Điều này có nghĩa rằng các công ty cần phải

chuyên biệt hóa các sản phẩm của họ trong khi đó tại cùng thời điểm cố gắng giành được sự tối ưu hóa chi phí trong chuỗi (Ericsson, Supply and Demand Chain Management, 2009)

Một phần của tài liệu quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần dệt tân tiến (Trang 31)