0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Thiết kế mẫu

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT TÂN TIẾN (Trang 63 -63 )

Sản xuất vải may mặc là một trong các ngành hàng thời trang với xu hướng thị trường luôn thay đổi, vòng đời của sản phẩm ngắn. Do vậy, thiết kế mẫu là một khâu

No Yes Thiết kế mẫu Kho mẫu Khách hàng chọn mẫu Lệnh sản xuất Đơn đặt hàng Sản xuất KCS

Mẫu sưu tập/catalogue Mẫu của khách hàng

Chào mẫu khách hàng Nhập kho Giao hàng No Yes Xử lý đơn hàng Tự sáng tạo T hông ti n ph ản h i từ khá ch ng X l ý l ại

rất quan trọng trong hoạt động sản xuất tại Công ty nói riêng và của ngành dệt may nói chung nhằm cung cấp số lượng lớn mẫu thiết kế, đáp ứng nhu cầu đa dạng về mẫu mã (design), đa dạng về màu sắc (coloway) cho khách hàng và thị trường. Có mẫu thiết kế, khách hàng mới có cơ sở đánh giá, lựa chọn đặt hàng. Bộ phận thiết kế mẫu của Công ty được thành lập từ rất sớm ngay từ những ngày tháng mới thành lập Công ty. Đội ngũ thiết kế được đào tạo căn bản và nâng cao với sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế chuyên dụng. Tuy nhiên chất lượng của đội ngũ thiết kế tại Công ty không cao, không đồng đều, chậm được bổ sung bởi các nguồn nhân lực có chuyên môn cao tốt nghiệp từ các trường, viện thiết kế thời trang, mỹ thuật, . . . Nguồn mẫu thiết kế được hình thành từ ba nguồn chính: (1) từ sự sáng tạo và ý tưởng của nhân viên thiết kế; (2) từ các mẫu thiết kế sưu tập, catalogue mẫu thiết kế và (3) từ mẫu của các khách hàng gửi đến Công ty.

(1) Mẫu thiết kế từ sự sáng tạo và ý tưởng của nhân viên thiết kế khá dồi dào với nhiều kiểu dệt, màu sắc, hoa văn (họa tiết) phong phú. Tuy nhiên, do chưa được tổ chức nghiên cứu thị trường, chưa nắm bắt kịp thời xu hướng, “gu” thẩm mỹ, thị hiếu của khách hàng và người tiêu dùng nên số lượng mẫu tự thiết kế được khách hàng lựa chọn, “duyệt” đặt hàng còn khá thấp. Mặt khác, với nguồn thiết kế từ các bộ sưu tập, các catalogue mẫu thiết kế trong và ngoài nước, nhiều ý tưởng của người thiết kế bị trùng lắp hoặc các mẫu sáng tạo lại “na ná” một số mẫu trong catalogue, . . .

(2) Một nguồn mẫu thiết kế hỗ trợ rất lớn cho công tác phát triển mẫu là các bộ sưu tập mẫu, các catalogue. Nguồn mẫu này có ưu điểm là cập nhật và tiếp cận tốt với các xu thế thời trang đang thịnh hành trong và ngoài nước, mẫu thiết kế phong phú, đa dạng. Tuy nhiên giá bán các bộ sưu tập mẫu, catalogue này khá đắt, tỷ lệ chọn mẫu khoảng 30 ÷ 40% trong tổng số mẫu thiết kế có trong catalogue do có một số mẫu không phù hợp với thiết bị sản xuất tại Công ty.

(3) Nguồn mẫu thứ 3 để thiết kế mẫu tại công ty là mẫu do khách hàng mang đến. Đây là nguồn mẫu có ý nghĩa và giá trị rất lớn. Mẫu khách hàng là những mẫu phù hợp nhất với xu thế và nhu cầu của thị trường. Mẫu được cung cấp từ nguồn này rất đa dạng và phong phú. Mẫu khách hàng mang đến Công ty dưới các dạng: mẫu thật (trên vải), mẫu được vẽ/thiết kế trên giấy và mẫu được thiết kế sẵn trên các tệp file (trên đĩa CD). Với các mẫu thiết kế khách hàng gửi đến dưới dạng tệp file, thì thời

gian thiết kế mẫu sẽ được rút ngắn nhanh hơn, mẫu thiết kế chuẩn hơn và có chi phí thiết kế mẫu thấp hơn. Do mẫu được chọn từ nhu cầu thị trường, nên tỷ lệ đặt hàng của khách hàng rất cao.

Bảng 2.9 So sánh các nguồn thiết kế mẫu chào hàng năm 2012

Các nguồn mẫu thiết kế

Stt Chỉ tiêu Đvt

Tự sáng tạo Từ bộ sưu tập/ catologe

Từ khách hàng gửi

I Chi phí thiết kế mẫu Đồng 399.561 579.561 271.409

1 Nguyên vật liệu “ 35.621 35.621 35.621

2 Nhân công “ 297.000 297.000 175.000

3 Chi phí chung “ 66.940 66.940 60.788

4 Chi phí mua ngoài “ 180.000

II Thời gian hoàn thành 1 mẫu thiết kế

Ngày 03 03 02

III Tỷ lệ mẫu khách hàng chọn đặt hàng

% 34,4 65,6 96,3

1 - Tổng số mẫu thực hiện Mẫu 640 855 458

2 - Tổng số mẫu được chọn “ 220 561 441

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

Việc sản xuất các mẫu thiết kế chào hàng hiện nay Công ty thực hiện trên cụm thiết bị máy dệt mẫu thí nghiệm hiện đại được đầu tư mới và đưa vào hoạt động từ tháng 10/2010 đã giảm thiểu chi phí sản xuất mẫu và rút ngắn đáng kể thời gian ra mẫu chào hàng so với trước đây khi phải thực hiện trên thiết bị sản xuất chính thống với hao phí nguyên vật liệu cao hơn, thời gian ra mẫu kéo dài và ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất.

Mẫu thiết kế do khách hàng gửi đến Công ty dưới dạng file (ghi trên đĩa CD) có thời gian thực hiện mẫu ngắn, chi phí thực hiện thấp và tỷ lệ đặt hàng cao nên nhằm khuyến khích khách hàng hợp tác với Công ty trong việc xây dựng kho mẫu, phát triển mẫu cho sản xuất, Công ty đang áp dụng chính sách thanh toán lại một phần chi phí thiết kế mẫu cho khách hàng.


(Nguồn: Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến)

Hình 2.9 Một số hình ảnh mẫu thiết kế vải in hoa do Công ty thiết kế 2.3.2.2 Chào mẫu cho khách hàng

Các mẫu thiết kế sau khi được thiết kế, chỉnh sửa trên phần mềm đồ họa máy vi tính sẽ được chuyển qua công đoạn chụp film âm bản và cuối cùng được tiến hình in tay trên vải mẫu có kích thước khoảng 22 × 28cm (gần bằng khổ giấy A4) kèm các thông tin về mẫu như mã vải (loại vải in mẫu), mã thiết kế và mã màu; và được chào hàng tới khách hàng. Các mẫu chào hàng này thường được gọi mà mẫu Labdips. Khách hàng căn cứ mẫu thiết kế để duyệt chọn đặt hàng hoặc có thông tin phản hồi về Công ty để chỉnh sửa thiết kế.

2.3.2.3 Xử lý đơn đặt hàng

Việc đặt hàng của khách hàng được thực hiện qua đơn đặt hàng gửi đến Công ty. Hiện nay việc quản lý đơn đặt hàng của khách hàng tại Công ty còn rất thủ công,

chưa được tin học hóa, chưa được ứng dụng các phần mềm theo dõi, quản lý mặc dầu Công ty đã trang bị đầy đủ máy vi tính cho các bộ phận sử dụng, được tích hợp mạng truyền thông tin, dữ liệu nội bộ LAN. Do quản lý thủ công nên vẫn còn tình trạng lưu trữ thông tin, dữ liệu trên giấy rất cồng kềng, mất diện tích để lưu trữ, bảo quản và rất mất thời gian, thậm chí nhiều khi không tìm được dữ liện cần truy xuất.

Nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, bộ phận tiếp nhận đơn hàng (Phòng kinh doanh) tiến hành xử lý đơn hàng, đánh giá tính hợp lý hợp lệ của đơn hàng. Nếu đơn hàng hợp lý sẽ được tính toán, cân đối nhu cầu và triển khai sản xuất thông qua các việc cung ứng các nguồn lực cho sản xuất. Trường hợp đơn hàng của khách hàng có sai sót, không hợp lý hợp lệ, bộ phận tiếp nhận sẽ thông tin lại với khách hàng để chỉnh lý.

Hình 2.10 Sơ đồ quy trình tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

Số liệu nghiên cứu thống kê năm 2012 cho thấy, tỷ lệ đơn đặt hàng hợp lý hợp lệ của khách hàng chiếm 96,3% trong tổng số đơn đặt hàng, tỷ lệ đơn đặt hàng của khách hàng không hợp lệ, có sai sót còn khá cao với 3,7%. Các nguyên nhân chủ yếu của các đơn hàng không hợp lệ: sai mã hàng, sai mã màu, số lượng đặt hàng dưới mức tối thiểu theo quy định của Công ty, . . .

2.3.2.4 Sản xuất

Lệnh sản xuất là căn cứ pháp lý để các xưởng tiến hành sản xuất. Lệnh sản xuất do Phòng kinh doanh lập căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng với sự đảm bảo bởi các nguồn lực cung ứng cho sản xuất, được Giám đốc ký duyệt. Lệnh sản xuất thể hiện

Hợp lý, hợp lệ Xử lý đơn hàng

Đơn đặt hàng Cân đối nhu cầu

Không hợp lệ Khách hàng Bộ phận tiếp nhận C ung n g c ngu n lự c Sản xuất 96,3% 3,7%

các thông tin chủ yếu sau: tên mã hàng, tên mã màu/ mã hoa, số lượng, các yêu cầu về chất lượng (nếu có), quy cách bao gói, và thời gian hoàn thành, . . .

Hoạt động sản xuất tại Công ty thông thường diễn ra ở 2 Xưởng sản xuất: Xưởng dệt và Xưởng nhuộm/in hoàn tất.

- Tại Xưởng dệt:

Là nơi sản xuất ra các loại vải mộc. Vải mộc là một dạng vải bán thành phẩm được dệt từ các loại sợi trên thiết bị máy dệt. Sản phẩm là vải thô còn nhiều tạp chất, lẫn xơ bông, hóa chất hồ sợi (nếu vải được dệt từ sợi có qua công đoạn hồ sợi nhằm tăng cường lực kéo đứt, tăng độ bền của sợi), . . . Vải mộc do xưởng dệt sản xuất được phân thành hai nhóm chính:

(1) vải mộc dệt thoi: là vải được dệt trên thiết bị máy dệt khí với cơ cấu vận hành là các khung cửi và thoi dệt. Thiết bị máy dệt khí tại Công ty gồm hai dòng máy: máy dệt khí Picanol và máy dệt khí Nissan. Mỗi dòng máy ngoài các tính năng chung của máy dệt thoi còn có các tính năng riêng như máy dệt khí Picanol dùng dệt vải trơn, vải có kiểu dệt vân điểm, đơn giản; máy dệt khí Nissan dùng dệt vải sọc, vải có kiểu dệt vân chéo phức tạp. Tùy theo yêu cầu của vải cần dệt mà kỹ thuật dệt sẽ bố trí thiết bị dệt phù hợp.

Hình 2.11 Hình ảnh máy dệt khí Picanol tại Công ty

Hình 2.12 Hình ảnh máy dệt khí Nissan tại Công ty

(Nguồn: Website của Công ty)

Hầu hết các loại sợi đơn có độ bền đứt kém nên phải qua công đoạn hồ sợi trước khi dệt nhằm gia tăng cường lực kéo đứt, gia tăng độ bền của sợi, tránh hiện tượng sợi đứt khi dệt trên máy dệt có tốc độ cao. Hồ sợi là quá trình “bọc” hoặc “áo” một lớp tinh bột đặc biệt có gia thêm một số hóa chất chuyên dùng xung quanh thân sợi.

Công suất hồ sợi của thiết bị máy hồ tại Công ty rất lớn vượt quá nhu cầu sợi hồ cho sản xuất tại Công ty. Do vậy, để khai thác hết năng lực máy hồ sợi, ngoài việc hồ sợi đáp ứng nhu cầu sợi hồ cho sản xuất tại Công ty, Công ty còn thực hiện gia công hồ sợi cho các đơn vị bên ngoài.

Tùy theo yêu cầu, tính chất và tiêu chuẩn kỹ thuật của vải sau dệt mà sợi nguyên liệu có thể có hoặc không qua công đoạn se sợi trước khi dệt. Se sợi là quá trình chập hai hoặc nhiều hơn hai sợi và xoắn lại với nhau trên thiết bị máy se sợi nhằm tạo ra loại sợi mới có tính chất dày, xốp, nổi gân trên bề mặt vải, . . .

Hình 2.13 Hình ảnh máy se sợi tại Công ty

(Nguồn: Website của Công ty)

Vải mộc dệt thoi chủ lực hiện nay Công ty đang sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vải mộc cho Xưởng nhuộm/in hoàn tất của Công ty theo đơn đặt hàng của khách hàng có thành phần sợi nguyên liệu là Ne 80/2 PC (65/35) nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài (Ấn Độ và Trung Quốc) với sản lượng trung bình 500.000 mét ÷ 700.000 mét/năm. Nguồn cung loại sợi nguyên liệu này thường không ổn định, do vậy để đảm bảo có đủ sợi cho sản xuất, đáp ứng đơn hàng cho khách hàng, Công ty phải chủ động tìm và ký kết các hợp đồng mua sợi với nhiều nhà cung cấp khác nhau, tránh phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp, hạn chế rủi ro do gián đoạn nguồn cung, bị chèn ép giá cao, chất lượng sợi không đảm bảo, . . . Song do nguồn cung loại sợi này hạn chế, chủ yếu được cung ứng từ các Công ty của Ấn Độ (có chất lượng ổn định hơn) và Trung Quốc (chất lượng thường không ổn định), sản lượng cung ứng thấp, . . . Công ty phải nhập khẩu một lượng dự trữ vừa đủ cho đơn hàng cả năm của khách hàng làm phát sinh chi phí tồn trữ, chi phí bảo quản cũng như một lượng lớn giá trị tiền vốn không được quay vòng, sinh lợi, . . . Tuy nhiên, đôi khi Công ty không mua được loại sợi nguyên liệu này cho sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất liên tục của Công ty, không đảm bảo tiến độ giao hàng cho khách hàng. Điển hình như các tháng đầu năm 2012, sự cố đình công và sự cố thiếu hụt điện sản xuất ở Ấn Độ dẫn đến sản lượng sợi cung ứng không đủ, Công ty phải ngừng sản xuất một thời gian khá dài.

Ngoài ra, đối với các đơn hàng vải dệt thoi khác, Công ty thực hiện phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng của các khách hàng có nhu cầu mua vải mộc. Khi có đơn hàng, Công ty mới tiến hành mua sợi từ các nhà cung cấp để sản xuất. Với phương thức sản xuất này, Công ty sẽ không có hàng tồn kho, không bị “chôn vốn” khi dự trữ nguyên liệu nhưng Công ty sẽ không đáp ứng kịp thời được tiến độ giao hàng cho khách hàng; chi phí nguyên liệu cao hơn dẫn đến giá thành sản xuất cao; hoặc nhiều khi Công ty phải bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khi không đáp ứng được nguyên liệu cho sản xuất, uy tín của Công ty giảm sút.

Với 44 máy dệt khí Picanol và Nissan, năng lực sản xuất vải dệt thoi của Công ty tối đa khoảng 200.000m/tháng. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất tại Công ty bình quân chỉ đạt khoảng 70.000m/tháng, tương ứng khoảng 35% năng suất thiết bị. Tỷ lệ này là quá thấp đối với Công ty, thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như hoạt động quản trị sản xuất của Công ty chưa tốt. Nhằm khai thác hiệu quả năng lực máy dệt thoi, Công ty đã chủ động tìm kiếm các đơn hàng vải dệt thoi từ các khách hàng khác ngoài khách hàng truyền thống là Công ty TNHH thương mại Khatoco; nhận gia công sản xuất vải mộc dệt thoi cho khách hàng ngoài; liên doanh liên kết, hợp tác sản xuất vải dệt thoi với một số đối tác. Tuy nhiên, chương trình này thường không ổn định.

(2) vải mộc dệt kim: là vải được dệt trên thiết bị máy dệt kim tròn dùng hệ thống kim móc sợi tạo ra các vòng sợi liên kết với nhau thành vải. Sản phẩm từ máy dệt kim là vải mộc thun 4 chiều, co giãn.

Hình 2.14 Hình ảnh máy dệt kim tròn tại Công ty

Xưởng dệt sản xuất vải mộc dệt kim chủ yếu cung ứng cho Xưởng nhuộm/in hoàn tất dùng để nhuộm màu hoặc in hoa vải thành vải thành phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Loại vải mộc dệt kim chủ lực do Công ty sản xuất là vải dệt kim có thành phần nguyên liệu sợi ITY 135/108 cài sợi Spandex. Đối với sợi ITY 135/108 Công ty nhập khẩu từ nước ngoài (Indonesia và Malaysia) với nguồn cung khá ổn định. Nguồn cung sợi Spandex được nhập từ các nhà máy sản xuất sợi trong nước nên nguồn cung cũng rất ổn định. Với 15 máy dệt kim tròn các loại (10 máy khổ rộng: 9 máy đường kính 30’ cấp kim 28G; 1 máy đường kính 30’ cấp kim 32G; 4 máy khổ hẹp đường kính 24’ cấp kim 28G và 1 máy RIB), năng lực sản xuất vải mộc dệt kim tại Công ty khoảng 70 tấn/tháng. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng thị trường ít còn sử dụng vải có khổ hẹp, nên năng lực sản xuất vải mộc khổ rộng tại Công ty khoảng 50 ÷ 60 tấn/tháng, trong đó hơn 90% sản lượng là vải mộc dệt kim ITY KS 28.30.34. Nhu cầu vải mộc dệt kim của Xưởng nhuộm/in hoàn tất vào các tháng cao điểm khoảng 80 ÷ 90 tấn/tháng. Như vậy, năng lực sản xuất vải mộc của Xưởng dệt không đáp ứng đủ nhu cầu của Xưởng nhuộm/in hoàn tất, do đó Công ty phải mua thêm mộc bổ sung từ bên ngoài. Với nguồn mộc mua ngoài có giá mua cao hơn giá thành sản xuất tại Công ty và Công ty hầu như không kiểm soát được chất lượng mặc dù Công ty có chương trình giám sát kỹ thuật và chất lượng trong quá trình đặt hàng mua mộc từ bên ngoài. Nhằm giảm thiểu các rủi ro về chất lượng và nguồn cung ứng vải mộc từ bên ngoài đồng thời

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT TÂN TIẾN (Trang 63 -63 )

×