Khi đề cập đến chuỗi cung ứng nghĩa là đang nói đến những nhà cung cấp. Đây là những tổ chức độc lập. Nếu các tổ chức này được xem xét dưới góc độ “tập hợp” thì tập hợp này chính là chuỗi cung ứng hay ít ra cũng là một phần của chuỗi cung ứng. Vì vậy để đánh giá chuỗi cung ứng cần phải đánh giá từng nhà cung cấp. Tuy nhiên điều này thực sự là vấn đề nan giải. Hơn thế nữa, khi các nhà điều hành muốn đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng hoặc tìm những thông tin về chuỗi của mình, thì thường họ không đi sâu vào chi tiết và từng thông tin của từng nhà cung cấp. Do vậy họ sử dụng những thông tin đã được tổng hợp. Một vấn đề nữa là cần có đầy đủ thông tin của toàn bộ chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả. Khi những thông tin này bao gồm cả thông tin về hiệu quả của những nhà cung cấp dịch vụ, tài chính, . . . . thì vấn đề càng trở nên phức tạp gấp bội.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động thì phải biết đối tượng đang đánh giá hoặc phải biết sử dụng chỉ tiêu, tiêu chuẩn nào để so sánh.
Một số chỉ tiêu hoạt động có thể sử dụng để đánh giá, đo lường chuỗi cung ứng: - Thời gian:
+ Giao nhận hàng đúng hẹn (có thể tính bằng %); + Thời gian xử lý một đơn hàng (quay vòng); + Sự biến động thời gian xử lý một đơn hàng; + Thời gian đáp ứng;
+ Thời gian quay vòng theo dự kiến hoặc kế hoạch. - Chất lượng:
+ Sự thỏa mãn hoàn toàn của khách hàng; + Tác nghiệp chính xác;
+ Thực hiện đúng với lịch trình;
+ Thông báo kịp thời tình trạng lô hàng; + Giao chính xác số lượng lô hàng;
+ Đáp ứng đúng quy cách đóng gói sản phẩm; + Tỷ lệ hàng bị lỗi thấp.
- Tài chính:
+ Đạt được mục tiêu/ chi phí; + Quay vòng dự trữ thành phẩm;
+ Thời gian chu kỳ thu tiền và chi tiền (liên quan đến dòng tiền – cash flow – của chuỗi);
+ Chi phí giao hàng và các chi phí khác - Chỉ tiêu khác:
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh làm hài lòng khách hàng; + Tiêu chuẩn loại bỏ đơn hàng;
+ Thông tin.
(Nguồn: [7])