Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, thực trạng chuỗi cung ứng ngành dệt may đang có sự mất cân đối trong cấu trúc ngành, bất cập về phương thức sản xuất thể hiện ở chuỗi liên kết dọc bao gồm kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất. Hiện nay, cả nước có 3,6 triệu cọc sợi với sản lượng toàn ngành đạt 514 ngàn tấn, trong đó thị trường trong nước chỉ sử dụng được 35%, còn lại là xuất khẩu. Năng lực nhuộm, hoàn tất cũng chỉ đạt 8,8 tỉ mét/năm.
Nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Hiện Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 0,75% nhu cầu về bông và 30% nhu cầu về xơ nhân tạo. Chủng loại, chất lượng vải Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Giá cả, số lượng, tiến độ không theo kịp yêu cầu may xuất khẩu, toàn bộ máy móc, phụ tùng, hóa chất dùng cho dệt, kéo sợi đều phải nhập khẩu. Ngành may cần 6 tỉ mét vải/ năm nhưng các doanh nghiệp phải nhập khẩu đến 5,2 tỉ mét vải, phụ liệu may cũng phải nhập khẩu đến 70%. Phương thức kinh doanh nặng về gia công, phần lớn
không chủ động tìm kiếm nguyên phụ liệu, không chủ động tham gia chuỗi cung ứng thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa nắm được năng lực cung ứng trong nước, tính hợp tác chưa cao, chưa quan tâm thỏa đáng đến thị trường trong nước, hệ thống phân phối còn rời rạc, phân khúc hàng cao cấp rơi vào tay nước ngoài trong khi hàng tah61p cấp lại bị hàng Trung Quốc thao túng (nguồn: [21]).
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chuỗi cung ứng gồm các hoạt động liên quan đến nhau như một mạng lưới (gọi là chuỗi) của một công ty (hay một tổ chức) để làm ra một sản phẩm (hay dịch vụ). Mục tiêu của mỗi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra của toàn hệ thống.
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường.
Thành phần của một chuỗi cung ứng hiện đại bao gồm: sản xuất (Production), tồn kho (Inventory), địa điểm (Place), vận chuyển (Transportation) và thông tin (Information).
Quản trị chuỗi cung ứng ngày nay trở thành một “mốt thời thượng” khi mà hầu như các doanh nghiệp nào cũng nói về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, không phải ai ai cũng hiểu hết và hiểu đúng về chuỗi cung ứng cũng như quản trị chuỗi cung ứng để ứng dụng một cách có hiệu quả vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp mình.
Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả sẽ nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ở Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến trong chương tiếp theo.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT TÂN TIẾN