Di chuyển hàng liên tục không qua kho (Cross-docking)

Một phần của tài liệu quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần dệt tân tiến (Trang 33)

Phương pháp này là chiến lược kho bãi mà liên quan đến việc giao nhận/ bốc dỡ hàng hóa trực tiếp từ nơi nhận nguyên vật liệu/ hàng hóa đến nơi sử dụng/ tiêu thụ với thời gian “chết” giữa hai công việc này là thấp nhất. Bằng cách này đã cải thiện được tính linh hoạt và phản ứng nhanh của mạng lưới phân phối. Nó cũng mang lại hiệu quả đáng kể làm giảm chi phí vận chuyển và tồn trữ mà không phải tăng thêm đầu tư, vẫn giữ được mức độ dịch vụ khách hàng như trước. Mục tiêu của phương pháp “cross- docking” là loại bỏ hoàn toàn kho bãi. Theo kho bãi truyền thống, hàng hóa/ vật liệu

được đưa đến kho bãi để tồn trữ cho đến khi có nhu cầu và sau đó được giao đến người dùng. “Cross-docking” phối hợp giao và nhận, do vậy hàng hóa đến nơi nhận và ngay lập tức được bốc lên và giao đến nơi sử dụng (Harrison Alan, Van Hoek Remko, 2008).

Eastman Kodak, nhà sản xuất phim dùng cho máy ảnh lớn nhất thế giới, đã đưa triết lý “tinh gọn” vào hoạt động logistics bằng cách chuyển đổi kho hàng trung tâm của mình thành kho “cross-docking” vào năm 2002. Theo chương trình này, khi nguyên vật liệu đến kho “cross-docking” của Kodak thì các nhân viên sẽ phân loại chúng theo nhà cung cấp và nơi nguyên vật liệu sẽ đến tại khu vực làm hàng. Kodak đã phát triển thiết kế các vị trí tại kho “cross-docking” nhằm đáp ứng lịch đến của các nguyên vật liệu trùng khớp với kế hoạch xuất nguyên vật liệu tới các nhà máy của Kodak. Với việc giao hàng lô nhỏ và thường xuyên hơn đã giúp giảm tồn kho tại khu vực sản xuất từ hơn 10 ngày xuống còn 3 - 4 ngày. Kết quả đạt được thông qua chương trình “cross-docking” là Kodak đã cắt giảm các chi phí liên quan đến tồn kho 500 triệu USD từ năm 2002 – 2004.

Một phần của tài liệu quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần dệt tân tiến (Trang 33)