cho Công ty
Thu mua hàng hóa, cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh tại Công ty có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất, chi phí sản xuất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kinh nghiệm từ nhiều doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành cho thấy, doanh nghiệp nào có bộ phận thu mua, mua hàng được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên thu mua nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường, am hiểu các tập quán kinh doanh, khả năng tư duy, giao tiếp, đàm phán tốt, . . . thì doanh nghiệp đó có được nhiều lợi thế nhất định trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, có được nhiều lợi thế cạnh tranh, hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục, hiệu quả cao.
Do vậy, Công ty cần tổ chức và kiện toàn bộ phận chuyên trách thu mua các yếu tố đầu vào cho toàn Công ty. Đội ngũ nhân viên thu mua phải có trình độ chuyên môn nhất định, am hiểu thị trường và các nguyên tắc trong kinh doanh, có kỹ năng đàm phán thương mại; có kiến thức đa ngành về kinh tế, kỹ thuật liên quan đến việc thu mua, cung ứng hàng hóa. Song song đó, đội ngũ nhân viên phải có kỹ năng mềm trong giao dịch, thương lượng với các nhà cung cấp.
3.3 Giải pháp 3: Ứng dụng có hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.
Một chuỗi cung ứng linh hoạt và hiệu quả chính là con đường dẫn đến thành công cho Công ty. Công ty ngay lập tức có thể có hành động phản hồi lại với những thay đổi nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đồng thời vẫn có thể đảm bảo chi phí sản xuất ở mức thấp để tối đa hóa lợi nhuận.
Ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu này bằng cách cho phép họ dự đoán tốt hơn các xu hướng thị trường, thỏa thuận những đơn hàng tốt nhất có thể với các nhà cung ứng, tối ưu hóa mức tồn kho, và liên kết tốt hơn với các kênh phân phối.
Công nghệ thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp của khoa học và công nghệ phần mềm liên quan đến toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm: tìm kiếm, khai thác, lưu trữ các nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch và quản lý các quy trình sản xuất, lưu kho và phân phối. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, người quản lý có
thể sắp xếp hợp lý và tự động hóa các bước lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động quan trọng khác.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm trợ giúp đắc lực và hiệu quả hoạt động quản