Giải pháp 7: Xây dựng kế hoạch thẩm tra, phân tích, đánh giá kết quả và hiệu

Một phần của tài liệu quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần dệt tân tiến (Trang 111)

và hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng nhằm chấn chỉnh, nâng cấp, cập nhật chuỗi cung ứng

Một chức năng quan trọng trong quản trị là kiểm tra, kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện các công việc. Trong quản trị chuỗi cung ứng cũng vậy, hoạt động kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện các bất cập, kịp thời chấn chỉnh, thay đổi các chiến lược quản trị chuỗi cung ứng phù hợp với quy mô và chiến lược phát triển của Công ty. Để thực hiện tốt và có hiệu quả công việc trên, các nhà quản trị cấp trung, các quản trị viên có tham gia vào hoạt động quản trị chuỗi cung ứng phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, rõ ràng các nội dung cần kiểm tra, đánh giá ở từng mắc xích của chuỗi, kịp thời phát hiện những khuyết tật, những ách tắc phát sinh và có giải pháp xử lý kịp thời, đảm bảo dòng chảy trong toàn chuỗi được liên tục.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm. Do vậy, việc mạnh dạn xây dựng và áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến là một bước tiến mang tính đột phá của Ban giám đốc Công ty. Tuy nhiên, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty còn mang tính sơ khai, đơn giản, bộc lộ một số khuyếm khuyết và hạn chế. Hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hiện nay là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm của Ban giám đốc và toàn thể người lao động trong toàn Công ty. Từ thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty, tác giả đã nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Với những giải pháp đề xuất này hy vọng sẽ được Công ty xem xét, áp dụng nhằm xây dựng một hệ thống quản trị chuỗi cung ứng tốt hơn, hiệu quả hơn, tiết giảm chi phí và mang lại nhiều lợi ích hơn cho các khách hàng của Công ty.

KẾT LUẬN

Xây dựng, thiết lập một cách đúng đắn và ứng dụng có hiệu quả mô hình quản trị chuỗi cung ứng mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang hòa nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới: quản lý tốt các chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt các thay đổi của thị trường, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, thỏa mãn cao nhất lợi ích cho các khách hàng, . . . Nhận thức được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, trong những năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà quản lý rất quan tâm đến lĩnh vực này, đã và đang nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn quản lý và điều hành tại doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng còn khá mới mẻ tại Việt Nam, các nguồn tài liệu nghiên cứu thực tiễn tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, dệt nhuộm nói riêng rất hạn chế. Mặc khác, không ít các nhà quản trị chưa thực sự quan tâm, chưa đầu tư đầy đủ, chưa tổ chức nghiên cứu, xây dựng và áp dụng một cách bài bản nên hiệu quả công tác quản trị chuỗi cung ứng thấp, việc ứng dụng vào thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn.

Chuỗi cung ứng cũng như hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phân dệt Tân Tiến đã được hình thành nhưng vẫn còn khá sơ sài, chưa được quan tâm đầu tư và phát triển nên bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, chưa thực sự đạt được mục tiêu cốt lõi của chuỗi cung ứng: tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận trên cơ sở thỏa mãn cao nhất lợi ích và sự hài lòng của khách hàng.

Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần dệt Tân Tiến – nơi tác giả đang công tác – tác giả đã cố gắng tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan trong và ngoài nước để có kiến thức tổng quát về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng; vận dụng thực tiễn trong nghiên cứu thực trạng tại Công ty và từ đó nghiên cứu kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm quản trị tốt hơn hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty, góp phần vào sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị Công ty trên thương trường đầy rẫy cạm bẩy, đầy cam gio thử thách như hiện nay.

Quản trị chuỗi cung ứng là một lĩnh vực có phạm vi rất rộng, muốn nghiên cứu đầy đủ cần có nhiều thời gian, công sức và cần rất nhiều các nguồn lực hỗ trợ khác. Với hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu hạn hẹp trong loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty Cổ phần dệt Tân Tiến, tác giả đã cố gắng và nổ lực rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, nhằm chuyển tải một cách đầy đủ nhất, trung thực nhất, chính xác nhất về cơ sở lý thuyết cũng như thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty. Chắc chắn trong quá trình hoàn thành luận văn nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, các thông tin thu thập còn hạn chế và các giải pháp kiến nghị chưa thực sự hoàn hảo. Đây cũng có thể là một định hướng nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo cho tác giả cũng như cho ai quan tâm đến quản trị chuỗi cung ứng sau này, góp phần nâng cao và ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp dệt may nói riêng cũng như trong các loại hình doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Kim Anh – “Quản lý chuỗi cung ứng”, tài liệu học tập, Trường Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

2. Bản tin kinh tế dệt may – Hiệp hội dệt may Viêt Nam (VITAS) 3. Bản tin ngành dệt may – Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX)

4. Lê Thị Minh Hằng – “Quản trị chuỗi cung ứng”, giáo trình, Trường Đại Học kinh tế Đà Nẵng.

5. Đường Võ Hùng – “Quản lý chuỗi cung ứng”, bài giảng, Khoa quản lý công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Bùi Thị Minh Nguyệt – “Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuổi cung ứng nội bộ tại Công ty SCAVI”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

7. Võ Ngọc Thạch – “Quản lý hậu cần sản xuất và chuỗi cung ứng”, chương trình đào tạo Giám đốc sản xuất chuyên nghiệp, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Lê Thị Thủy – “Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Kon Tum” – Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng, 2013.

9. Lê Vĩnh Tường – “Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Thái” – Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng, 2012. 10. Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/3/2008 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Tiếng Anh

11. Bowersox, D.J., Closs,D.J., & Cooper, M.B. (2000) – Supply chain Logistics management (1st ED.), Mc Graw-Hill/Irwin Publisher, ISBN: 0-07-235100-4.

12. Cohen,S., & Rousell, J. (2005) – Strategic Supply chain Management,Mc Graw- Hill/Irwin Publisher, ISBN: 0-07-145449-7.

13. Eva Klemencic. Management of the supply chain – Case of Danfoss District heating business area, Master’s degree thesis, Ljubljana University Faculyy of economics, 2006.

14. “Glossary of key purchasing and supply terms”, The Institute for supply management, 2000.

15. Nastassia Povarava & Natalija Borovkova, Flexibility in Supply Chain – a case study of ICA AB and sub-case of ZARA, Master thesis, Jonkoping University, 2012.

Các trang Web liên quan

16. http://moit.gov.vn 17. http://phongphucorp.com 18. http://supplychaininsight.vn 19. http://tantien.khatoco.com 20. http://vietnamtextile.org.vn 21. http://vinatex.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Tiêu chuẩn cơ sở đánh giá phân loại chất lượng vải mộc

Tiêu chuẩn đánh giá phân loại chất lượng vải mộc:

Tiêu chuẩn đánh giá, phân loại chất lượng vải Công ty đang áp dụng là tiêu chuẩn thang 4 điểm. Đây là bộ tiêu chuẩn được xem là tiên tiến nhất được hầu hết các doanh nghiệp sản xuất vải may mặc đang áp dụng, có tính chất quốc tế được nhiều nước trên Thế giới công nhận. Hệ thống tiêu chuẩn thang 4 điểm dựa trên kích thước của các dạng lỗi vải, không phân biệt theo hướng dọc hay ngang được quy định và phân loại vải theo lỗi ngoại quan, chỉ tiêu cơ lý của vải mộc. Lỗi ngoại quan là các khuyết tật trên mặt vải do nguyên liệu hay do quá trình dệt gây nên và được phân thành 2 dạng:

- Dạng lỗi cục bộ: là khuyết tật phân bổ trên một diện tích hoặc chiều dài giới hạn của cuộn vải.

- Dạng lỗi liên tục: là khuyết tật xảy ra trên suốt cuộn vải hay phần lớn cuộn vải đó.

Các chỉ tiêu cơ lý:

- Chiều dài cuộn vải: trên 1 cuộn vải chỉ phân 1 loại + Đối với vải dệt thoi:

. Được tính bằng đơn vị mét, 1 mét (m) được phép sai số 1 milimet (mm) . Chiều dài cuộn vải bình quân từ 55 mét ÷ 230 mét

. Chiều dài cuộn vải nhỏ nhất từ 10 mét ÷ 55 mét, tỷ lệ không quá 1%. + Đối với vải dệt kim:

. Được tính bằng đơn vị kilogram (kg)

. Trọng lượng cuộn vải bình quân: 25 kg ± 5%

. Cuộn vải được phép cắt thành 2 bế và nối thành 1 cuộn, trong đó 1 bế không được nhỏ hơn 8 kg, tỷ lệ không quá 2%.

- Khổ vải: là chiều rộng sử dụng được của tấm vải

. Khổ vải hẹp là loại vải có chiều rộng khổ vải ≤ 120 cm

. Khổ vải trung bình là loại vải có chiều rộng khổ vải > 120 cm ÷ ≤ 150 cm

- Mật độ sợi: là số lượng sợi dọc hoặc ngang trong 1cm (hoặc 1 inch) - Các chỉ tiêu cơ lý:

Loại chất lượng Tên chỉ tiêu

Loại 1 Loại 2 Loại 3

Sai lệch cho phép đối với khổ vải hữu dụng (tính bằng cm): - Vải khổ hẹp - Vải khổ trung bình - Vải khổ rộng ±1.0 ±1.5 ±2.0 ±1.1 đến ±1.5 ±1.6 đến ±2.0 ±2.1 đến ±2.5 ±1.6 đến ±2.5 ±2.1 đến ±3.0 ±2.6 đến ±3,5

Sai lệch cho phép đối với mật độ sợi (%):

- Mật độ dọc (sợi/inch hoặc cột/inch)

- Mật độ ngang (sợi/inch hoặc hàng/inch) ±1.0 ±2.0 ±1.1 đến ±2.0 ±2.1 đến ±3.0 ±2.1 đến ±3.0 ±3.1 đến ±5.0

Sai lệch cho phép đối với trọng lượng vải (%)

±1.1 đến ±2.0 ±2.1 đến ±5.0 ±5.1 đến ±7.0 Tiêu chuẩn phân loại lỗi ngoại quan theo thang 4 điểm:

- Quy định đánh lỗi theo thang 4 điểm

Chiều dài lỗi Stt

Hệ mét Hệ inch

Điểm

1 Lớn hơn 0 đến 8 cm Lớn hơn 0 đến 3 inch 1

2 Lớn hơn 8 đến 15 cm Lớn hơn 3 đến 6 inch 2

3 Lớn hơn 15 đến 23 cm Lớn hơn 6 đến 9 inch 3

- Các dạng lỗi ngoại quan chính:

Dạng lỗi Tên lỗi Mô tả

Đối với vải dệt thoi

Sợi thô Sợi dọc, sợi ngang thô có đường kính ≥ 150% đường kính danh nghĩa của sợi

Sợi mảnh Sợi dọc, sợi ngang mảnh có đường kính ≤ 50% đường kính danh nghĩa của sợi

Sợi có đoạn từng đốt (Sợi mắc tre)

Những đoạn sợi to lên, không đều, không theo quy luật. Chổ to nhất có đường kính gấp 2 lần đường kính sợi nguyên

Đổ lông, gút bông - Có những đoạn ngắn filament nằm vắt ngang hay dọc trong vải

- Có những gút bông lớn ≥ 4 đường kính sợi, nằm nổi trên bề mặt vải hoặc đan trong vải

Xoắn kiến - Sợi bị xoắn kiến: sợi ngang co lại thành vòng nổi lên mặt vải rải rác trên mặt vải trong phạm vi 20cm theo chiều dọc vải ≥ 03 xoắn

- Xoắn kiến chìm: có những đoạn sợi gập vào nhau và dệt theo vải do sợi ngang hoặc sợi dọc xoắn cục bộ dệt vào vải (vải dùng sợi se đơn hoặc se đôi)

Sợi tở xoắn Sợi dọc, sợi ngang bị tở xoắn gây lằn bóng mờ từng đoạn trên mặt vải

Sợi tăng xoắn, giảm xoắn

Sợi có độ săn cao hoặc thấp hơn quy định, gây lỗi sọc dọc hay lằn ngang trên bề mặt vải

Xơ màu, tạp chất Mặt vải có những đoạn sợi có màu sắc khác Sợi bẩn, dính dầu Mặt vải có những đoạn sợi màu xanh (sợi mốc),

màu đen (dính dầu), màu nâu đen (dính bẩn) Sợi lệch màu Sợi nhuộm màu không đều gây lỗi loang màu,

lỗi khác màu giữa hai đoạn vải trên và dưới hoặc giữa trái và phải (theo hướng kiểm của máy kiểm)

Mối nối không đúng quy cách

Mặt vải có những đoạn sợi dư nổi trên bề mặt vải hoặc dệt vào trong vải

Lỗi nguyên

liệu

Sợi bọc Spandex bị mất tính đàn hồi

Vải có lằn dọc, lằn ngang hoặc một đoạn vải không có khả năng đàn hồi

Lỗi mạng nhện, nhảy sợi hình sao

Mặt vải có những đốm hình sao Thủng lỗ - Thủng lỗ do 1 hệ sợi đứt gây ra

- Thủng lỗ do 2 hệ sợi cùng đứt gây ra - Thủng lỗ do gút bông lớn, tạp chất gây nên Sợi dọc bị căng hoặc

chùng

Mặt vải bị chùng hoặc tạo sọc nhăn nhỏ trên vải Lỗi

do dệt

vải nền và biên

Mật độ vải không đều Một vùng nhỏ của vải (theo hướng dọc hoặc hướng ngang) thay đổi ngoại quan do tại vùng đó mật độ sợi dày lên hoặc thưa đi

Đứt chập sợi dọc - Sợi dọc đứt không nối, vải bị thưa và kiểu dệt thay đổi thấy rõ

- Hai sợi dọc trở lên bị chập lại với nhau tạo thành một đường sọc lớn hơn bình thường

Đứt chập sợi ngang, chân rết

Mặt vải có những đoạn sợi ngang chập, chân rết hoặc bị thưa do dệt thiếu sợi ngang, đứt sợi ngang

Lỗi ngấn dày thưa, ngấn màu

- Trên một đoạn ngắn theo hướng ngang một hoặc vài sợi ngang bị thay đổi mật độ

- Trên một đoạn ngắn theo hướng ngang, màu ở đoạn trên lệch so với đoạn dưới (lệch màu ≥ 1 cấp)

Lỗi biên vải - Tua biên: sợi thừa ngoài mép vải không cắt sạch

- Dắt biên: đầu sợi ngang thừa bị gập lại dệt vài biên vải

- Nát biên: sợi dọc biên không đan kết với sợi ngang

- Căng chùng biên

Lỗi văng biên Mặt vải có một hay nhiều đường sọc mờ do gai biên

Đối với vải dệt kim

Sợi thô Sợi thô có đường kính ≥ 150% đường kính danh nghĩa của sợi

Sợi mảnh Sợi mảnh có đường kính ≤ 50% đường kính danh nghĩa của sợi

Sợi tăng xoắn, giảm xoắn

Sợi có độ săn cao hoặc thấp hơn quy định, gây lỗi lằn ngang mờ hay lỗi lằn ngang đậm trên bề mặt vải

Sợi xoắn kiến Sợi bị xoắn kiến co lại nổi vòng trên vải hay gập vào nhau và dệt theo vải

Sợi Spandex chẻ đôi Sợi đưa vào tổ dệt ½ còn ½ quấn vào bộ cấp sợi tạo nên mặt vải có hiện tượng giống như sợi mảnh

Sợi dính dầu, dính bẩn

Mặt vải có nhũng đoạn sợi màu xanh (sợi mốc), màu đen (dính dầu), màu nâu đen (dính bẩn) Sợi xù lông Sợi ngang dệt đổ lông liên tục trên một tổ tạo vệt

mờ theo chu kỳ của số tổ

Sợi lệch màu Do sợi nhuộm màu không đều tạo nên sợi ngang không đều về độ màu trên các tổ dệt

Sợi không đều Tạo vân mây đậm nhạt khắp mặt vải Lỗi

do nguyên

liệu

khác nhỏ trên mặt vải

Sợi mắt tre Sợi không đều theo từng đoạn ngắn tạo lủng lỗ trên bề mặt vải

Gãy kim Kim gãy hoặc lưỡi kim không mở tạo thành một

Một phần của tài liệu quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần dệt tân tiến (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)