Mô tả thân chủ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Mô tả thân chủ

2.1.2.1. Thông tin chung

Tên TC: Lê Thị Hồng N- Sinh năm: 1991 Quê quán: Nghệ An

Nghề nghiệp: Công nhân

Nơi làm việc hiện nay: KCN Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Trình độ học vấn: Trung học phổ thông

Chồng: Phạm Minh H - Sinh năm: 1986 Quê quán: Hải Phòng

74

Nghề nghiệp: Nhân viên sửa chữa máy tính tại Công ty máy tính tư nhân TL ở Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cao đẳng ngành công nghệ thông tin Hai vợ chồng kết hôn năm 2011, đã có 1 con gái được 15 tháng tuổi.

Nơi ở hiện nay của 2 vợ chồng: Ở trọ tại p.Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Hai vợ chồng và cô con gái nhỏ sống tại một khu nhà trọ của một bác chủ nhà hiện sống 1 mình vì con cái ở xa nên rất quan tâm đến đời sống những người thuê trọ nhà mình. Khu trọ gồm 5 phòng - trong đó có vợ chồng N, 2 cặp vợ chồng khác cùng là công nhân và 2 thanh niên độc thân.

2.1.2.2. Tính cách, sức khỏe, công việc, sở thích

N khá xinh đẹp, dù đã làm mẹ nhưng nhìn cô vẫn rất trẻ trung, dáng người cân đối và cao ráo. N được mọi người đánh giá là khá xởi lởi, thật thà, dễ tiếp xúc nhưng đôi lúc hơi “trẻ con”, vụng về - đặc biệt là trong cách ăn nói. Cô hay nói “trống không” khi nói chuyện với người khác và điều này khiến một số người không vừa lòng.

Là một người mẹ rất yêu con, cố có thể chạy nhảy, chơi đùa, làm trò cho con cười hàng giờ mà không biết mệt.

Sức khỏe của cô khá tốt, không có bệnh gì nhưng gần đây do công việc phải làm nhiều ca trong ngày nên cô thường cảm thấy mệt mỏi. Cứ sau 1 tuần làm ca đêm (từ 7h tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau) thì đến 1 tuần làm ca ngày (từ 7h sáng đến 7h tối), cuối tuần thường nghỉ 1 ngày vào chủ nhật, vào ngày lễ có khi không được nghỉ vì cô thường xin làm tăng ca. Trong tuần làm ca đêm, cô ăn 2 bữa cùng gia đình (bữa trưa và bữa tối trước khi đi làm), buổi sáng đi làm về cô thường ngủ nhiều cho lại sức. Trong tuần làm ca ngày cô thường ăn tại công ty rồi mới về nhà, bữa tối có khi ăn cùng gia đình có khi không. Là một người khá “tham công tiếc việc”. Thời gian gần đây cô bị sút cân, mất ngủ, nhìn người rất xanh xao. Có những hôm đi làm về mệt nhưng cô được nghỉ ngơi vì con ốm hay quấy khóc, ăn kém, hay bị nôn trớ; thời gian ở nhà thì phải trông con.

75

Công việc ở công ty tuy không phải đòi hỏi nặng về sức lực nhưng cần sự bền bỉ và dẻo dai, có ngày N phải đứng liên tục, chỉ được ngồi khi đến bữa ãn.

N có những sở thích đơn giản: nghe nhạc trẻ và ăn ốc luộc. Phương tiện giải trí duy nhất mà cô có là chiếc điện thoại, cô thường tải nhiều bài hát và nghe, không báo chí, thỉnh thoảng xem tivi, nhà có 1 máy vi tính có nối mạng internet nhưng chồng cô không cho dùng, đời sống tinh thần vô cùng nghèo nàn. Những tin tức, sự kiện thời sự nóng hầu như cô không biết gì. Trước kia khi chưa lấy chồng, thỉnh thoảng cô cùng các bạn làm cùng và ở cùng xóm trọ đi hát karaoke, đi ăn ốc luộc, uống nước mía hay thỉnh thoảng vào ngày nghỉ thì đi chơi ở một số siêu thị ở Vĩnh Phúc. Chưa bao giờ cô được đi thăm quan, du lịch; khái niệm “giao lưu văn hóa” đối với cô không có.

Từ khi kết hôn, vợ chồng cô rất ít khi đi ra ngoài cùng nhau, nếu có đi thì là tới ăn cơm ở nhà anh chị họ hoặc đưa con đi siêu thị chơi - nhưng cũng rất hiếm, có khi 2 -3 tháng mới đi 1 lần. Cô kể trong gần 2 nãm lấy chồng đến giờ cô mới đi xem bắn pháo hoa ở công viên thành phố 1 lần!

2.1.2.3. Hoàn cảnh gia đình

* Gia đình xuất thân: Gia đình N có bố mẹ và 4 anh chị em, N là thứ 2, trên N là 1 anh trai đang làm thuê cho 1 xưởng cơ khí gia công ở Thành phố Hồ Chí Minh, dưới N là 2 em gái (1 đã học xong THPT, cũng đang xin đi làm công nhân như chị và 1 em gái đang học lớp 9). Gia đình làm ruộng, bố mẹ yếu, hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn nên N học hết lớp 12 thì nghỉ học đi làm để phụ giúp bố mẹ

* Gia đình nhà chồng: Bố mẹ chồng còn khỏe mạnh, bố chồng làm chủ

tịch 1 xã ở Hải Phòng; chồng N có 4 anh chị em, H là út, trên H là 1 anh trai và 2 chị gái đều đã có gia đình riêng, đều tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ổn định ở Hà Nội.

* Gia đình hiện tại của H và N: Hai người kết hôn năm 2011 sau khi N đến Vĩnh Phúc làm việc chưa được bao lâu, nãm 2012 sinh con gái đến nay được 15 tháng tuổi; chồng làm việc tại 1 công ty tư nhân về sửa chữa máy tính tư nhân

76

do anh chị họ của H làm chủ. Hiện 2 vợ chồng cùng con gái (và sau này có thêm mẹ chồng N lên trông con cho N) thuê trọ tại Khai Quang. Họ kết hôn nhưng lúc đầu không nhận được sự chấp thuận của gia đình nhà chồng (N có thai trước khi cưới nên gia đình H buộc phải cho hai người kết hôn), người phản đối cuộc hôn nhân này nhiều nhất là mẹ chồng N. Tuy không thích con dâu nhưng bà lại rất qúy cháu nên bà đã lên ở cùng trông cháu nhỏ cho vợ chồng N đi làm.

Chồng N là người ít nói, thỉnh thoảng chơi lô đề, đánh phỏm với mấy người bạn cùng khu trọ.

Con gái N thường hay bị ốm, sức đề kháng kém vì không được bú mẹ, phải ăn sữa ngoài do mẹ không có sữa cho con bú, ăn kém, thường xuyên bị nôn trớ khi ăn.

Trong mối quan hệ với gia đình 2 bên: N ít khi về nhà đẻ cũng như nhà chồng, từ khi lấy chồng N chưa 1 lần về Nghệ An thãm bố mẹ vì có thai, sinh con rồi con nhỏ nên không đi được. Từ khi cô sinh con đến nay có mẹ và em gái ra thăm cô 2 lần (1 lần khi cô vừa sinh con xong và 1 lần khi bé được 1 tuổi). Vợ chồng cô cũng ít khi về Hải Phòng thăm nhà nội, thỉnh thoảng gia đình có việc thì chỉ có chồng cô về 1 mình; sau khi cưới cô mới về Hải Phòng được 3 lần, Tết vừa rồi 2 vợ chồng cô ở lại khu nhà trọ không về quê ăn tết vì mẹ chồng nói con nhỏ không nên đi đường xa (?). Quan hệ thông gia giữa 2 gia đình cũng không chặt chẽ, có phần hời hợt, xa cách vì ở cách xa nhau nên không tiện qua lại, hơn nữa mẹ chồng N luôn tỏ ra coi thường nhà N vì cho rằng nhà cô “kém” hơn so với nhà bà.

77

Có thể phác họa mối liên kết gia đình của TC qua sơ đồ phả hệ như sau:

Nhà vợ Nhà chồng

Ghi chú: : quan hệ có vấn đề : quan hệ xa cách : quan hệ mật thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.4. Các mối quan hệ

Mối quan hệ với gia đình 2 bên, như đã nói ở trên, N ít có liên hệ, quan hệ không chặt chẽ.

N rất ít bạn bè, cô hay chơi với 1 cô bạn cùng xóm trọ vì cùng tuổi, cũng làm ở KCN Khai Quang nhưng khác công ty, thời gian 2 người gặp nhau cũng không thường xuyên vì ca làm cùng có khi làm khác ca; những người khác trong xóm trọ chỉ là quan hệ xã giao; thân với chị dâu là vợ của anh họ chồng (chủ công ty máy tính nơi chồng làm việc), vợ chồng anh chị là người giúp đỡ cho vợ chồng N nhiều trong công việc, nhất là H - chồng N, vợ chồng N hay nhờ sự tư vấn, chỉ bảo của anh chị trong nhiều công việc.

Ở công ty, N ít có thời gian trò chuyện vói đồng nghiệp vì mọi người còn tập trung vào công việc, thời gian để mọi người trao đổi, chuyện trò là trong bữa ăn 30 phút tại công ty. Về phía quản lý của công ty, N hầu như không mấy tiếp

TC

N Chồng

Con gái

78

xúc, chỉ người tổ trưởng thường xuyên qua lại nhắc nhở mọi người làm việc, tổ công đoàn thì có tới thăm cô 1 lần vì khi làm cô bị kẹp tay vào máy ép, lưu ý bữa ăn cho công nhân; tổ nữ công thì quan tâm trong việc may mặc đồng phục cho chị em, lấy và phát tiền thưởng nhân ngày 8/3; quản lý tổ cô chỉ nắm được rằng trong năm qua cô nghỉ làm 2 lần - 1 lần vì bị ốm, 1 lần vì bị kẹp tay.

N cũng như chồng mình rất nể và nghe lời bác chủ nhà trọ, những lúc rảnh rỗi bác thường đến từng phòng để hỏi thăm, trò chuyện. Một bác hàng xóm bán rau ở đối diện nhà trọ cũng là người mà N thường xuyên trò chuyện, bác rất quý N, nhiều lúc đến chỗ trọ chơi với cô, hướng dẫn cô cách chăm con. Ngay cả chồng và mẹ chồng N cũng tôn trọng và vị nể 2 người này.

Vì ở trọ lại đi làm thường xuyên, ít có thời gian ở nhà nên N hầu như không quan tâm, không tham gia hoạt động chung của địa phương, của tổ dân phố hay của chi hội phụ nữ.

Sống xa quê, xa gia đình ruột thịt, không có người thân bên cạnh, ít bạn bè, người quen nên mọi mối quan tâm N dồn hết cho gia đình nhỏ của mình, cô coi đây là “thế giới” của mình.

79

Có thể minh họa các mối quan hệ của N, vợ chồng N qua sơ đồ sinh thái

như sau:

Ghi chú: : quan hệ mờ nhạt

: quan hệ bình thường : quan hệ mật thiết

2.1.2.5. Vấn đề bạo lực gia đình đối với thân chủ

Khi mới tiếp xúc, trò chuyện, N không hiểu BLGĐ là gì, cô chỉ nghĩ đơn giản rằng đó là chồng đánh vợ. Vì thế cô cũng nghĩ đơn giản rằng mình đã từng bị chồng tát, đấm rồi đá rồi đập phá đồ đạc rồi lấy đồ đạc ném vào mình, rằng thế là mình đã bị BL. H đánh cô vì những lý do cũng “đơn giản” là cô nói trống không với chồng hay khi anh ta đang nói nhỏ mà cô lại hét to lên, hay khi con gái tè ra quần H gọi vợ vào thay quần cho con nhưng N không vào ngay vì đang rửa bát thế là N bị bạt tai ngay.

H N con Hàng xóm Chủ nhà trọ Đồng nghiệp Vợ chồng anh chị họ Công đoàn, tổ nữ công Tổ dân phố Chi hội phụ nữ Bạn bè

80

Nhưng cô nói điều làm cô tổn thương hơn cả là chồng và sau này cả mẹ chồng cô thường xuyên mắng chửi mỗi khi cô làm sai, làm hỏng việc gì đó hay không vừa lòng với cô. H xưng hô “mày - tao”, gọi cô là “con chó”...văng tục, so sánh cô với người khác; coi thường nhà vợ (khi mẹ vợ ra thăm thì tỏ thái độ khó chịu); không quan tâm, thờ ơ khi vợ ốm.

H chì chiết vào những sai lầm, vụng về của cô, luôn coi cô là đứa ngu dốt, không có học thức, ngớ ngẩn, con nhà nghèo; nhất là sau khi cô sinh con xong nhưng không có sữa cho con bú, đứa bé phải bú sữa ngoài từ nhỏ nên chậm lớn, hay ốm - cô bị đỗ lỗi là do cô nên con mới như vậy, trong khi cô không có sữa nhưng không ai chỉ cho cô là phải ăn gì, làm gì thì mới có sữa. Thiếu sự chăm sóc, đỡ đần của mẹ, đã lâu lại không được về thãm gia đình nên cô lúc nào cũng thấy tủi thân.

Cô bị so sánh với người khác vì mẹ chồng cô nghĩ rằng lẽ ra con trai bà phải lấy một người tốt hơn, có điều kiện hơn cô, học hành hơn cô...

Nhà có 1 chiếc máy vi tính có nối mạng internet nhưng chồng không cho cô dùng vì cho rằng cô ngu dốt, động vào sẽ làm hỏng của anh ta. Cô đi chợ lâu 1 chút về cũng bị chửi. Cô không dám nói 1 lời nào khi bị chồng chửi, vì có nói lại càng bị chửi thậm tệ hơn, có khi bị đánh.

Dần dần cô cũng tự nghĩ rằng “đúng là mình thấp kém”, “mình ngu”, luôn mặc cảm và tự ti và cô nghĩ chỉ có cách làm nhiều hơn, kiếm tiền về nhiều hơn thì mọi người mới đỡ coi thường cô, bởi thế cô thường xuyên xin làm tăng ca - trong khi trước đó lương của cô cũng đã cao hơn chồng, cô không dám mua sắm gì. Có chiếc điện thoại để nghe nhạc, trong 1 lần xích mích bị chồng ném vỡ nhưng cô cũng không dám mua cái mới. Cô cũng tự nhận thấy rằng “bây giờ em chẳng biết gì” vì những thông tin cô biết được là nghe người khác nói chuyện, là thu nhặt được khi đi chợ, đi làm... nên khi tham gia vào những câu chuyện của người khác cô thường hỏi đi hỏi lại...

* Việc thường xuyên bị chửi mắng đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của N, cô ngày càng xanh xao, sút cân, thiếu ngủ, mất ngủ, có hôm đi làm về mệt

81

quá nhưng cô cũng không ngủ được.

Về mặt tinh thần, tình cảm: không còn tươi vui, nhí nhảnh như trước, hay khóc, tủi thân, luôn nghĩ mình thấp kém, bí bách vì không thể chia sẻ; sợ chồng và mẹ chồng, không còn dám nói chuyện với chồng như trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao tiếp hạn chế càng làm cô cảm thấy mệt mỏi hơn; guồng quay cuộc sống cứ diễn ra như vậy khiến cô muốn thay đổi.

* Nguyên nhân của tình trạng này trước hết xuất phát từ người chồng: Anh ta luôn nghĩ rằng mình có học thức, “hơn hẳn vợ 1 cái đầu”, là kỹ sư công nghệ thông tin mà lại kiếm tiền ít hơn vợ - chỉ là một công nhân “quèn” mới học hết cấp 3. Mặt khác, H luôn so sánh, mặc cảm khi nhìn thấy các anh chị đều có điều kiện hơn, sống ở Hà Nội, công việc tốt, lại lấy vợ/lấy chồng có cũng có công việc tốt trong khi mình vẫn phải ở trọ; trong khi các anh chị có ô tô riêng thì mình mới có 1 chiếc xe máy...

Khi sống cùng mẹ, hàng ngày nghe bà chì chiết con dâu nên cũng ảnh hưởng đến H, H cũng nghĩ mẹ mình đúng nên khi mẹ chửi N thì H mặc kệ hoặc chửi theo.

Ngay cả H dù thường xuyên tiếp cận với các thông tin cũng không hiểu rằng mình chửi vợ như vậy là BL. Có lúc thấy vợ khóc cũng cảm thấy có lỗi, cũng thương vợ nhưng vì sĩ diện, vì bức bách công việc... nên H vẫn tái diễn việc trút giận lên vợ.

Về bản thân N, vì thiếu hiểu biết, thiếu ngay cả kỹ năng sống nên cô không biết cách thoát khỏi tình trạng đó. Cùng với sự tác động từ phía gia đình chồng, mà cụ thể là mẹ chồng nên tình trạng BL tinh thần với N vẫn diễn ra.

Người xung quanh có lần biết chuyện, có người hòa giải khi H chửi vợ, có người cũng nói vài lời khuyên H qua qua hay an ủi N vài câu...nhưng cũng chỉ được 1 vài lần. N đã kể có lần N đã nói với bác chủ nhà trọ về chuyện của mình, nên bác đã chú ý hơn mỗi khi H đánh chửi N là bác chạy sang can.

2.1.2.6. Nhu cầu, mơ ước, nguyện vọng

82

cô thì cô chịu được nhưng H chửi rủa thì cô không chịu được.

Cô cố gắng kiếm tiền để gia đình không phải thuê trọ nữa, mua thêm 1 xe máy để đi làm cho tiện.

Cô mong con khỏe mạnh, cuối tuần 2 vợ chồng cùng đưa con đi chơi. Cô muốn ít nhất mỗi năm được về thăm gia đình ở Nghệ An 2 lần.

Cô mong mẹ chồng sẽ không đem cô ra so sánh với người khác, không chì

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75)