Lý thuyết hệ thốn g sinh thái

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30)

9. Cấu trúc luận văn

1.1.1. Lý thuyết hệ thốn g sinh thái

Hướng tiếp cận vấn đề theo hệ thống được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là trong khoa học xã hội bởi nhờ phương pháp này giúp ta có cái nhìn toàn diện vấn đề nghiên cứu.

Hệ thống là sự tập hợp của các bộ phận cấu thành và các quá trình trong mối liên hệ qua lại theo trật tự năng động. Cấu trúc của hệ thống được tạo bởi các tiểu hệ thống, mỗi thành phần của cấu trúc lại có chức năng riêng. Có rất nhiều yếu tố tác động đến hệ thống - theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Trong CTXH, trên cơ sở này cần xem xét TC không phải là các yếu tố tách biệt, tự thân mà như các hệ thống có mối liên hệ tổng hợp với các hệ thống khác lớn hơn như bối cảnh, môi trường…

Mỗi cá nhân trong xã hội đều sống, tồn tại trong môi trường, hoàn cảnh cụ thể, từ đó tạo nên một thể thống nhất có sự tác động qua lại lẫn nhau, có sự ràng buộc với nhau chặt chẽ trong môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái lại được cấu tạo bởi nhiều yếu tố và các yếu tố này vừa độc lập, vừa riêng biệt, vừa liên kết chặt chẽ với nhau. Bản thân mỗi người cũng chính là một hệ thống gồm các mặt sinh học, tâm lý, hành vi. Trong đề tài nghiên cứu về NCN bị BLGĐ này cũng cần phải tìm hiểu về TC trên các phương diện như vậy. Hơn nữa, tìm hiểu về họ trong bối cảnh gia đình, nhóm hay cộng đồng mà họ sinh sống. Đặc biệt là về gia đình - nơi xảy ra BL với người PN. Gia đình cũng là một hệ thống gồm các thành viên có mối liên hệ với nhau; đồng thời có mối liên hệ với các hệ thống, thiết chế khác như: họ hàng thân tộc, bạn bè, đồng nghiệp, giáo dục, y tế, chính trị, kinh tế, văn hoá…Ta cần xem xét sự tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống, sự tương tác của cá nhân người PN với các yếu tố xung quanh để thấy chúng tác động tới người PN như thế nào và việc họ bị BL có ảnh hưởng gì đến các yếu tố khác…

29

Theo lý thuyết này, NVCTXH thường làm việc với 4 hệ thống liên quan như sau (Theo Pincus và Minahan, 1973)[48]:

Hệ thống Mô tả Thông tin kèm theo

Hệ thống nhân viên Bao gồm nhân viên CTXH và các tổ chức họ làm việc Hệ thống khách hàng

(thân chủ)

Người dân, nhóm, gia đình, cộng đồng tìm sự giúp đỡ và sẵn sàng làm việc với hệ thống nhân viên

Những người nhận sự giúp đỡ và tự nguyện tham gia; Những người có khả năng là TC mà NVCTXH thấy cần phải tham gia giúp đỡ

Hệ thống mục đích Những người mà hệ thống nhân viên tìm cách thay đổi để đạt được mục đích

Khách hàng và hệ thống đích có thể là một cũng có thể không phải là một Hệ thống hành động Những người mà hệ thống

nhân viên thay đổi hành động để đạt được mục đích

Khách hàng, hệ thống đích và hành động có thể là một cũng có thể không phải là một

Ý tưởng hệ thống có thể giúp duy trì sự nhất quan trong thực hành. Ý tưởng này yêu cầu người ta phải bắt đầu từ bối cảnh. Chính bối cảnh sẽ quyết định mục đích và cách đáp ứng.

Theo lý thuyết hệ thống sinh thái thì CTXH có 3 giai đoạn thực hành, có các hành động và kỹ năng sau có thể vận dụng vào can thiệp trong đề tài này [48]:

30

Giai đoạn Qúa trình giúp đỡ Hành động Khởi động Tạo một môi

trường dịch vụ hỗ trợ và được chấp nhận

Chứng tỏ tình cảm, chia sẻ với TC;

khuyến khích TC phát biểu mong muốn và lựa chọn. Mô tả rõ ràng dịch vụ, cơ quan dịch vụ và vai trò của NVCTXH.

Hình mẫu Lựa chọn CTXH cá nhân, nhóm, gia đình hay cộng đồng tùy theo lựa chọn của TC và tùy theo loại tác nhân gây căng thẳng tâm lý

Phương pháp Lựa chọn các dịch vụ hoặc giai đoạn, hoặc khẩn cấp, hoặc giới hạn thời gian, hoặc để ngỏ

Kỹ năng Đánh giá sự gắn kết giữa con người và môi trường:

-Số liệu cơ bản về cá nhân và gia đình -Xác định tác nhân gây căng thẳng tâm lý trong cuộc đời

-Xác định mong muốn của TC, của NVCTXH và của cơ quan dịch vụ -Điểm mạnh và điểm yếu của TC -Thống nhất kế hoạch

Triển khai Hỗ trợ những giai đoạn chuyển tiếp căng thăng tâm lý của cuộc đời và các sự kiện gây sang chấn

-Làm cho hoạt động có thể thực hiện bằng cách chứng tỏ sự hiện diện bên cạnh TC -Khám phá và làm rõ các vấn đề

-Huy động sức mạnh

-Dẫn dắt bằng cách cung ứng và chỉnh sửa thông tin, cho lời khuyên và thảo luận, xác định nhiệm vụ

31

Giai đoạn Qúa trình giúp đỡ Hành động

-Tạo thuận lợi bằng cách xác định các loại hình cần tránh, thử thách, đưa ra các vấn đề không gắn kết

Hỗ trợ khi trong môi trường có tác nhân gây căng thẳng tâm lý

-Xác định các hệ thống hỗ trợ xã hội -Phối hợp và kết nối TC với các tổ chức nguồn lực, cộng tác với TC, liên kết với các tổ chức

-Hỗ trợ giới thiệu với các tổ chức Hỗ trợ trong quá

trình gia đình

-Xác định chức năng của gia đình -Kết nối nhóm gia đình

Hỗ trợ trong quá trình nhóm

-Xác định nhóm chuyên đề: giáo dục, giải quyết vấn đề, thay đổi hành vi, thực hiện nhiêm vụ, mục tiêu xã hội…

-Xác định những tác nhân gây căng thẳng bên trong gia đình

-Hình thành nhóm: tạo dựng tổ chức hỗ trợ, xác định thành phần cấu trúc, thu nạp thành viên

-Cung ứng hỗ trợ, xác định nhu cầu Giảm căng thẳng

tâm lý trong quan hệ giữa NVCTXH và TC

Xác định nguồn gốc của căng thẳng tâm lý; quyền lực và phạm vi của cơ quan dịch vụ, quyền lực và phạm vi của nhân viên, những khác biệt về văn hóa và hiểu biết Kết thúc Yếu tố liên quan

đến thời gian và phương pháp của tổ chức cứu trợ

Xác định những yếu tố dẫn đến việc ngừng sử dụng dịch vụ

32

Giai đoạn Qúa trình giúp đỡ Hành động

Yếu tố quan hệ Thay đổi mối quan hệ giữa NVXH và TC, vấn đề thời gian và cách sử dụng những phương pháp CTXH

Các giai đoạn Xác định và phản ứng về việc ngừng dịch vụ; cảnh báo về những gì có thể xảy ra không tốt…

Lý thuyết này có ý nghĩa phương pháp luận trong nghiên cứu và can thiệp, trường hợp BL nào cũng diễn ra trong hệ thống sinh thái nhất định, chỉ đặt vấn đề trong hệ thống sinh thái mới đạt kết quả trong can thiệp.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)