9. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp của địa phương
Trước tình hình BLGĐ chung tại địa phương cũng như trước vấn đề của các nạn nhân cụ thể; trước những nỗ lực giải quyết và can thiệp để PCBLGĐ của địa phương, có thể đưa ra những đánh giá chung như sau:
Về ưu điểm: Thứ nhất, công tác PCBLGĐ ngày càng được các ngành các cấp và người dân tại địa phương quan tâm.
Thứ hai, địa phương đã có sự kết hợp một số hình thức trong PCBLGĐ
nhằm đa dạng hóa hoạt động, đã có sự phối hợp giữa các ngành các cấp chức năng trong việc thực hiện công tác này.
Thứ ba, địa phương đã xây dựng được mô hình hoạt động cụ thể và đang
70
được sự tham gia của cán bộ địa phương.
Thứ tư, những nỗ lực của địa phương trong việc PCBLGĐ bước đầu đã
thu được hiệu quả như: Cung cấp thông tin liên quan đến BLGĐ ngày càng rộng rãi hơn, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về BLGĐ; đã giải quyết được một số vụ việc...
Tuy nhiên, công tác PCBLGĐ tại địa phương còn tồn tại những hạn chế và những vấn dề cần lưu ý:
Thứ nhất, các biện pháp mà địa phương giải quyết BLGĐ chủ yếu thiên
về hòa giải; với những vụ việc xảy ra nghiêm trọng thì mới có sự can thiệp từ luật pháp. Nhìn chung công tác PCBLGĐ ở địa phương còn khá lúng túng thụ động, chưa được triển khai thực hiện một cách rõ nét, mới chỉ dừng lại ở các hoạt động bề nổi như tổ chức tuyên truyền, tập huấn... nhưng những đối tượng liên quan trực tiếp đến BLGĐ như nạn nhân hay người gây ra BL thì lại chưa có biện pháp thích hợp để giáo dục hay can thiệp. Những vụ việc chỉ được phát hiện khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, việc báo cáo và xử lý vụ việc còn chậm.
Thứ hai, việc giải quyết BLGĐ ở địa phương dù đã triển khai xây dựng
được một số mô hình thí điểm nhưng hầu hết "trách nhiệm" thuộc về cán bộ Hội PN hay cán bộ thôn xóm, tổ dân phố; các cán bộ chuyên trách không có, cán bộ có chuyên môn lại càng không.
Thứ ba, với những chị em NCN là nạn nhân của BLGĐ, sự việc của họ
không được lãnh đạo hoặc cán bộ ở công ty biết đến mà chỉ những người sống cùng hoặc sống gần đó mới biết. Phía công ty, tổ chức công đoàn không biết, không tham gia đến việc giải quyết vấn đề này, đến các đồng nghiệp của chị em nếu không phải họ nói ra thì cũng không ai biết.
Thứ tư, việc địa phương can thiệp, trợ giúp cho 3 đối tượng như trên chưa
triệt để, ban đầu sự việc có thể thấy là đã lắng xuống nhưng hiệu quả của nó có lâu dài không thì không thể xác định được, mầm mống để BL tái sinh vẫn còn khi người PN chưa thực sự mạnh mẽ và thay đổi, khi người chồng cũng chưa thực sự thay đổi và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... thì chưa có sự tham gia, hỗ trợ cho họ.
71
Thứ năm, các biện pháp can thiệp cần được tiến hành từ nhiều chiều khác
nhau, có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau như các nhân viên y tế, các luật sư, các cán bộ xã hội của các tổ chức, của cả cộng đồng…bởi BLGĐ không phải là vấn đề riêng của cá nhân hay gia đình nào mà là vấn đề của toàn xã hội nhằm tạo nên một sự tác động tổng hợp mà trong đó là sự tham gia của chính bản thân chị em là nạn nhân của BLGĐ vào quá trình giải quyết vấn đề này là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định bởi chỉ khi nào TC có nãng lực để tự cứu mình thì sự can thiệp mới đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ sáu, NCN bị BLGĐ cuộc sống vốn gặp nhiều khó khăn trong khi lại
xa gia đình, người thân, thiếu đi sự hỗ trợ nên sự quan tâm, trợ giúp của cộng đồng nơi họ sinh sống và làm việc là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng để họ có thêm sức mạnh vượt qua BLGĐ.
Đứng trên phương diện CTXH thì thấy rằng quá trình can thiệp, trợ giúp cho các NCN bị BLGĐ ở địa bàn Vĩnh Phúc chưa có vai trò của NVCTXH. Việc can thiệp giải quyết những vụ việc BLGĐ ở đây nhìn nhận nạn nhân của BL với con mắt đáng thương còn người gây ra BL là đáng trách. Tuy vậy, dù là nạn nhân hay người gây ra BL cũng đều phải có sự tôn trọng - không vì bênh vực, thương hại người bị BL mà hạ thấp người gây ra BL. Mặt khác, sự can thiệp của địa phương về vấn đề này chưa thấy được sự quan tâm tới thế mạnh của nạn nhân để tác động vào đó, để tạo sự thay đổi. Hơn nữa, về mặt nhận thức, hành vi của chị em PN, của người chồng hay người dân tại địa phương về BLGĐ chưa thực sự thay đổi sau những nỗ lực can thiệp, trợ giúp. Nếu có chăng thì sự thay đổi ấy chỉ ở một mức độ nào đó, một khía cạnh nào đó hay chỉ ở một số đối tượng. Sự tự quyết của người PN trong việc thoát khỏi BLGĐ chưa được quan tâm; sự trợ giúp chưa thực sự tăng năng lực cho chị em để chị em tự lực thoát khỏi BLGD - điều mà ngành CTXH mới làm được. Do đó, với thực trạng BLGĐ đối với NCN tại địa bàn nghiên cứu như hiện nay thì rất cần đến vai trò của CTXH.
72
Chƣơng 3
QUÁ TRÌNH CAN THIỆP TRỢ GIÚP ĐỐI TƢỢNG 2.1. Xác định đặc điểm đối tƣợng can thiệp
2.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu và phương pháp xác định đặc điểm đối tượng can thiệp can thiệp
TT Nhiệm vụ Mục tiêu Phƣơng pháp, kỹ nãng,
công cụ
1 Tiếp cận TC Xây dựng được mối quan hệ với TC, TC cởi mở khi gặp gỡ, tiếp xúc; TC chấp nhận mình.
- Giao tiếp, lắng nghe, đặt câu hỏi; quan sát, thiết lập mối quan hệ
- Nêu rõ mục đích, nguyên tắc của quá trình can thiệp 2 Thu thập thông
tin, phân tích và xử lý thông
tin
- Thông tin nhân khẩu
- Trạng thái sức khỏe - tinh thần, tâm lý, sở thích, thói quen, công việc... của TC - Thông tin về gia đình - Các quan hệ xã hội của TC - Thông tin về vấn đề gây tổn thương TC
- Trò chuyện, đặt câu hỏi, quan sát, lắng nghe, vãng gia, ghi nhật ký...
- Làm việc trực tiếp với TC - Khai thác qua người thân, hàng xóm, chủ nhà trọ, đồng nghiệp, bạn bè...
- Tiếp cận với người chồng - Kết hợp cung cấp thông tin về BLGĐ (vừa giúp TC hiểu thêm về vấn đề vừa xác định quan điểm, thái độ... của TC trước vấn đề này)
3 Tổng hợp thông tin, phân tích, đánh giá
- Đánh giá nhiều chiều vấn đề của TC
- Xác định nhu cầu của TC
- Phân tích, xử lý thông tin - Thống nhất với TC
73
(sắp xếp theo thứ tự, bắt đầu từ nhu cầu cấp thiết nhất) - Xác định điểm mạnh, điểm yếu của TC 4 Xác định vấn đề/bệnh lý của TC (chẩn đoán) - Gồm những vấn đề gì? - Vấn đề cấp bách cần giải quyết (thống nhất giữa TC và NVXH, TC tự khẳng định vấn đề)? - Trong quá khứ, TC đã làm gì để giải quyết vấn đề đó? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến vấn đề của TC và mức độ ảnh hưởng
- Làm việc trực tiếp với TC, gia đình, hàng xóm, chủ nhà trọ, tổ dân phố, tổ chức công đoàn cơ sở...
- Liệt kê, phân tích - Cung cấp kiến thức
- Thống nhất vấn đề với TC
5 Xây dựng bản mô tả chi tiết về TC
Có bản mô tả chi tiết về TC với những thông tin đã thu thập được
- Phân tích, xử lý thông tin - Viết báo cáo
2.1.2. Mô tả thân chủ
2.1.2.1. Thông tin chung
Tên TC: Lê Thị Hồng N- Sinh năm: 1991 Quê quán: Nghệ An
Nghề nghiệp: Công nhân
Nơi làm việc hiện nay: KCN Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Trình độ học vấn: Trung học phổ thông
Chồng: Phạm Minh H - Sinh năm: 1986 Quê quán: Hải Phòng
74
Nghề nghiệp: Nhân viên sửa chữa máy tính tại Công ty máy tính tư nhân TL ở Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cao đẳng ngành công nghệ thông tin Hai vợ chồng kết hôn năm 2011, đã có 1 con gái được 15 tháng tuổi.
Nơi ở hiện nay của 2 vợ chồng: Ở trọ tại p.Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Hai vợ chồng và cô con gái nhỏ sống tại một khu nhà trọ của một bác chủ nhà hiện sống 1 mình vì con cái ở xa nên rất quan tâm đến đời sống những người thuê trọ nhà mình. Khu trọ gồm 5 phòng - trong đó có vợ chồng N, 2 cặp vợ chồng khác cùng là công nhân và 2 thanh niên độc thân.
2.1.2.2. Tính cách, sức khỏe, công việc, sở thích
N khá xinh đẹp, dù đã làm mẹ nhưng nhìn cô vẫn rất trẻ trung, dáng người cân đối và cao ráo. N được mọi người đánh giá là khá xởi lởi, thật thà, dễ tiếp xúc nhưng đôi lúc hơi “trẻ con”, vụng về - đặc biệt là trong cách ăn nói. Cô hay nói “trống không” khi nói chuyện với người khác và điều này khiến một số người không vừa lòng.
Là một người mẹ rất yêu con, cố có thể chạy nhảy, chơi đùa, làm trò cho con cười hàng giờ mà không biết mệt.
Sức khỏe của cô khá tốt, không có bệnh gì nhưng gần đây do công việc phải làm nhiều ca trong ngày nên cô thường cảm thấy mệt mỏi. Cứ sau 1 tuần làm ca đêm (từ 7h tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau) thì đến 1 tuần làm ca ngày (từ 7h sáng đến 7h tối), cuối tuần thường nghỉ 1 ngày vào chủ nhật, vào ngày lễ có khi không được nghỉ vì cô thường xin làm tăng ca. Trong tuần làm ca đêm, cô ăn 2 bữa cùng gia đình (bữa trưa và bữa tối trước khi đi làm), buổi sáng đi làm về cô thường ngủ nhiều cho lại sức. Trong tuần làm ca ngày cô thường ăn tại công ty rồi mới về nhà, bữa tối có khi ăn cùng gia đình có khi không. Là một người khá “tham công tiếc việc”. Thời gian gần đây cô bị sút cân, mất ngủ, nhìn người rất xanh xao. Có những hôm đi làm về mệt nhưng cô được nghỉ ngơi vì con ốm hay quấy khóc, ăn kém, hay bị nôn trớ; thời gian ở nhà thì phải trông con.
75
Công việc ở công ty tuy không phải đòi hỏi nặng về sức lực nhưng cần sự bền bỉ và dẻo dai, có ngày N phải đứng liên tục, chỉ được ngồi khi đến bữa ãn.
N có những sở thích đơn giản: nghe nhạc trẻ và ăn ốc luộc. Phương tiện giải trí duy nhất mà cô có là chiếc điện thoại, cô thường tải nhiều bài hát và nghe, không báo chí, thỉnh thoảng xem tivi, nhà có 1 máy vi tính có nối mạng internet nhưng chồng cô không cho dùng, đời sống tinh thần vô cùng nghèo nàn. Những tin tức, sự kiện thời sự nóng hầu như cô không biết gì. Trước kia khi chưa lấy chồng, thỉnh thoảng cô cùng các bạn làm cùng và ở cùng xóm trọ đi hát karaoke, đi ăn ốc luộc, uống nước mía hay thỉnh thoảng vào ngày nghỉ thì đi chơi ở một số siêu thị ở Vĩnh Phúc. Chưa bao giờ cô được đi thăm quan, du lịch; khái niệm “giao lưu văn hóa” đối với cô không có.
Từ khi kết hôn, vợ chồng cô rất ít khi đi ra ngoài cùng nhau, nếu có đi thì là tới ăn cơm ở nhà anh chị họ hoặc đưa con đi siêu thị chơi - nhưng cũng rất hiếm, có khi 2 -3 tháng mới đi 1 lần. Cô kể trong gần 2 nãm lấy chồng đến giờ cô mới đi xem bắn pháo hoa ở công viên thành phố 1 lần!
2.1.2.3. Hoàn cảnh gia đình
* Gia đình xuất thân: Gia đình N có bố mẹ và 4 anh chị em, N là thứ 2, trên N là 1 anh trai đang làm thuê cho 1 xưởng cơ khí gia công ở Thành phố Hồ Chí Minh, dưới N là 2 em gái (1 đã học xong THPT, cũng đang xin đi làm công nhân như chị và 1 em gái đang học lớp 9). Gia đình làm ruộng, bố mẹ yếu, hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn nên N học hết lớp 12 thì nghỉ học đi làm để phụ giúp bố mẹ
* Gia đình nhà chồng: Bố mẹ chồng còn khỏe mạnh, bố chồng làm chủ
tịch 1 xã ở Hải Phòng; chồng N có 4 anh chị em, H là út, trên H là 1 anh trai và 2 chị gái đều đã có gia đình riêng, đều tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ổn định ở Hà Nội.
* Gia đình hiện tại của H và N: Hai người kết hôn năm 2011 sau khi N đến Vĩnh Phúc làm việc chưa được bao lâu, nãm 2012 sinh con gái đến nay được 15 tháng tuổi; chồng làm việc tại 1 công ty tư nhân về sửa chữa máy tính tư nhân
76
do anh chị họ của H làm chủ. Hiện 2 vợ chồng cùng con gái (và sau này có thêm mẹ chồng N lên trông con cho N) thuê trọ tại Khai Quang. Họ kết hôn nhưng lúc đầu không nhận được sự chấp thuận của gia đình nhà chồng (N có thai trước khi cưới nên gia đình H buộc phải cho hai người kết hôn), người phản đối cuộc hôn nhân này nhiều nhất là mẹ chồng N. Tuy không thích con dâu nhưng bà lại rất qúy cháu nên bà đã lên ở cùng trông cháu nhỏ cho vợ chồng N đi làm.
Chồng N là người ít nói, thỉnh thoảng chơi lô đề, đánh phỏm với mấy người bạn cùng khu trọ.
Con gái N thường hay bị ốm, sức đề kháng kém vì không được bú mẹ, phải ăn sữa ngoài do mẹ không có sữa cho con bú, ăn kém, thường xuyên bị nôn trớ khi ăn.
Trong mối quan hệ với gia đình 2 bên: N ít khi về nhà đẻ cũng như nhà chồng, từ khi lấy chồng N chưa 1 lần về Nghệ An thãm bố mẹ vì có thai, sinh con rồi con nhỏ nên không đi được. Từ khi cô sinh con đến nay có mẹ và em gái ra thăm cô 2 lần (1 lần khi cô vừa sinh con xong và 1 lần khi bé được 1 tuổi). Vợ chồng cô cũng ít khi về Hải Phòng thăm nhà nội, thỉnh thoảng gia đình có việc thì chỉ có chồng cô về 1 mình; sau khi cưới cô mới về Hải Phòng được 3 lần, Tết vừa rồi 2 vợ chồng cô ở lại khu nhà trọ không về quê ăn tết vì mẹ chồng nói con nhỏ không nên đi đường xa (?). Quan hệ thông gia giữa 2 gia đình cũng không chặt chẽ, có phần hời hợt, xa cách vì ở cách xa nhau nên không tiện qua lại, hơn nữa mẹ chồng N luôn tỏ ra coi thường nhà N vì cho rằng nhà cô “kém” hơn so với nhà bà.
77
Có thể phác họa mối liên kết gia đình của TC qua sơ đồ phả hệ như sau:
Nhà vợ Nhà chồng
Ghi chú: : quan hệ có vấn đề : quan hệ xa cách : quan hệ mật thiết
2.1.2.4. Các mối quan hệ
Mối quan hệ với gia đình 2 bên, như đã nói ở trên, N ít có liên hệ, quan hệ không chặt chẽ.
N rất ít bạn bè, cô hay chơi với 1 cô bạn cùng xóm trọ vì cùng tuổi, cũng làm ở KCN Khai Quang nhưng khác công ty, thời gian 2 người gặp nhau cũng không thường xuyên vì ca làm cùng có khi làm khác ca; những người khác trong xóm trọ chỉ là quan hệ xã giao; thân với chị dâu là vợ của anh họ chồng (chủ công ty máy tính nơi chồng làm việc), vợ chồng anh chị là người giúp đỡ cho vợ chồng N nhiều trong công việc, nhất là H - chồng N, vợ chồng N hay nhờ sự tư vấn, chỉ bảo của anh chị trong nhiều công việc.
Ở công ty, N ít có thời gian trò chuyện vói đồng nghiệp vì mọi người còn