Các biện pháp can thiệp địa phương đã thực hiện

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 68)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Các biện pháp can thiệp địa phương đã thực hiện

2.3.2.1. Các biện pháp can thiệp chung

Trước thực trạng BLGĐ ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, các cấp lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn của tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường các biện pháp để PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2008-2010 được sự quan tâm của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch trực tiếp là Vụ gia đình, đã lựa chọn 5 xã của huyện Yên Lạc để xây dựng thí điểm mô hình câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm PCBLGĐ. Cùng thời gian đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng và chỉ đạo thêm 8 mô hình tại các xã được lựa chọn xây dựng làng văn hóa trọng điểm và những nơi có đồng bào dân tộc sinh sống. Năm 2011 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình ở 17

67

xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh; hiện nay toàn tỉnh có tổng số 30 mô hình điểm về PCBLGĐ.

Mỗi CLB có 25 - 30 thành viên, được duy trì sinh hoạt theo định kỳ 3 tháng một lần. Ban chủ nhiệm đồng thời là thành viên nhóm PCBLGĐ, nhóm có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động, duy trì hoạt động hàng quư và phát hiện, xử lý, can thiệp, hòa giải kịp thời các vấn đề xung đột, mâu thuẫn trong gia đình; mỗi nhóm PCBLGĐ có 5 thành viên gồm: Công an viên, Trưởng thôn, cán bộ Chi hội PN, cán bộ Cựu Chiến binh, cán bộ Hội Nông dân.

Các nội dung sinh hoạt CLB: Tập trung vào 14 nhóm vấn đề theo hướng dẫn của TW như: Truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, giáo dục ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, kiến thức gia đình, kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình, giới thiệu các văn bản pháp luật, chính sách mới của đảng nhà nước đặc biệt là văn bản liên quan đến gia đình, PCBLGĐ, BĐG, hôn nhân gia đình, trẻ em; phong tục tập quán của dân tộc của quê hương, chăm sóc sức khoẻ người già, PN, trẻ em; các vấn đề mang tính thời sự chính trị của Trung ương và địa phương... Đối với nhóm PCBLGĐ hoạt động với 3 chức năng cơ bản là: tư vấn, hoà giải và can thiệp kịp thời các vụ BLGĐ;

Tính đến nay 9/9 huyện, thành, thị đã ban hành văn bản thành lập Ban chỉ đạo và kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ gia đình và PCBLGĐ giai đoạn 2008- 2015; hàng năm đều có kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động nhân kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6 có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả.

Các biện pháp mà địa phương giải quyết BLGĐ chủ yếu thiên về hòa giải; với những vụ việc xảy ra nghiêm trọng thì mới có sự can thiệp từ luật pháp như: Các vụ BLGĐ điển hình gây bức xúc trong dư luận và nhân dân năm 2011 - đó là vụ chồng là Nguyễn Tiến Thịnh bạo hành vợ Lê Thị Lý ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên; vụ chồng đánh vợ gây thương tích nặng ở Đồng Cương, Yên Lạc; vụ chị Phạm Thị Liên ở thôn 5, nhà máy gạch Bồ Sao - Vĩnh Tường bị chồng đánh phải nhập viện cấp cứu...Hầu hết người gây ra BLGĐ đã phải chịu các các biện pháp giáo dục, các hình phạt thích đáng đúng pháp luật.

68

Xu hướng tiếp theo mà địa phương tập trung vào tuyên truyền, tập huấn cho các cán bộ làm công tác gia đình...Tuy nhiên các biện pháp này mang tính phòng ngừa, giáo dục, nâng cao nhận thức là chính; những đối tượng liên quan trực tiếp đến BLGĐ như nạn nhân hay người gây ra BL thì lại chưa có biện pháp thích hợp để giáo dục hay can thiệp.

Nhìn chung công tác gia đình, công tác thực hiện Luật PCBLGĐ đối với cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn còn khá lúng túng thụ động, chưa được triển khai thực hiện một cách rõ nét, mới chỉ dừng lại ở bề nổi như tổ chức tuyên truyền, Hội thi Văn nghệ, Thể dục thể thao gia đình nhân kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6...

Nguyên nhân của tình trạng trên được địa phương nhìn nhận là do chưa được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể ở các cấp chưa hiệu quả, kinh phí dành cho công tác gia đình, PCBLGĐ chưa được bố trí theo hướng dẫn của Trung ương, cán bộ làm công tác gia đình ở cấp huyện, cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, từ đó việc triển khai thực hiện công tác gia đình và PCBLGĐ ở cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn...

2.3.2.2. Các biện pháp can thiệp trong các trường hợp điển cứu

Đối với trường hợp 1:

Vì chị N từng phải đi viện cấp cứu nên địa phương mới biết được chuyện gia đình chị. Các cán bộ PN và tổ dân phố, an ninh phường đã đến gặp vợ chồng chị, trước hết là để hòa giải sau là để cảnh cáo anh Đ. Tinh thần chính vẫn là khuyên bảo 2 vợ chồng nhường nhịn và thông cảm cho nhau. Sau nhiều lần cán bộ PN phường và tổ dân phố đến nhưng chủ yếu là gặp chị N mà ít gặp người chồng. Anh Đ vẫn tiếp tục cặp bồ. Cuối cùng chị N quyết định xin ly hôn, chị định sẽ làm qua Tết rồi đưa con về quê, dự định với số tiền ít ỏi dành dụm được sẽ vay mượn thêm để mở một hiệu cắt tóc vì đây vốn là công việc mà chị thích; còn anh Đ thì vẫn phụ thu vé xe buýt, anh ta không ở chỗ trọ cũ nữa mà sang ở với cô bồ một thời gian.

69  Đối với trường hợp 2:

Biết chuyện vợ chồng T và V, người lên tiếng trước nhất là bác chủ nhà trọ, sau một vài lần khuyên nhủ 2 vợ chồng không được bác đã báo với chi hội PN và tổ trưởng tổ dân phố. Sau một vài lần đến gặp 2 vợ chồng nhưng cũng chỉ nói chuyện được với người vợ vì người chồng thấy họ đến là lẳng lặng tránh đi. Trong một lần V đang chơi bài thì an ninh phường tới đã đưa tất cả về ủy ban phường để giáo dục, cảnh cáo. Hai vợ chồng đã quyết định sẽ không ở trọ nữa mà về quê làm ăn, họ dự định sẽ mở một cửa hàng tạp hóa để vợ bán còn chồng thì chạy xe tải.

Đối với trường hợp 3:

Vì sức khỏe chị L ngày càng sa sút, có hôm đang làm thì chị bị ngất, mọi người đưa chị đi viện mới biết được câu chuyện của chị. Các bác sỹ đã tư vấn, hướng dẫn cho chị cách bảo vệ và giữ gìn sức khỏe. Đồng thời khuyên chị nên mạnh dạn chia sẻ và nói chuyện với chồng, phải cứng rắn. Chị đã nói chuyện còn khéo léo "nhờ" anh đưa tới bệnh viện, cũng tại đây các bác sỹ đã nói chuyện với cả 2 vợ chồng, anh có vẻ nghe ra. Mặt khác, cán bộ PN cũng đến nhà thăm hỏi và động viên chị. Dần dần, anh không còn đi "chơi gái" nữa nhưng vẫn chưa thực sự quan tâm đến vợ con.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)