9. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực thi kế hoạch
2.3.1.1. Làm việc với thân chủ
* NVCTXH làm việc trực tiếp với TC:
Sau khi thu thập các thông tin về TC cũng như đánh giá, chẩn đoán các vấn đề liên quan đến TC, dựa trên kế hoạch hành động được vạch ra có sự tham gia của TC, NVCTXH đã trực tiếp thực hiện các hoạt động:
- Tham vấn cho cá nhân TC: Vừa tham vấn vừa kết hợp trị liệu tâm lý để TC vượt qua khủng hoảng, ổn định tâm lý.
- Cung cấp cho TC các kiến thức về BLGĐ (biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh, những câu chuyện thu thập được...). Những kiến thức này NVXH thu thập và tổng hợp từ mạng internet, tài liệu tuyên truyền của Hội LHPN tỉnh và của 1 số tổ chức như Trung tâm nghiên cứu sức khỏe vị thành niên - gia đình và giới (CSAGA), TW Hội LHPN Việt Nam...
- Cùng TC đi khám sức khỏe
- Cùng TC tham gia một số hoạt động đoàn thể ở địa phương: Trong thời gian can thiệp trợ giúp TC, ở Tổ dân phố có các hoạt động đoàn thể như: giao lưu kỷ niệm Ngày quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày PNVN 20/10, Ngày Quốc khánh 2/9
88
... - vừa có văn nghệ, vừa có nói chuyện, tọa đàm...
- Kết nối giúp TC gặp một số chị em PN đang là nạn nhân của BLGĐ, một số chị em đã từng là nạn nhân nhưng đã thoát khỏi tình trạng này.
- Giúp TC xây dựng và hoàn thiện, phát triển các kỹ năng: NVXH vừa có buổi làm việc riêng với TC về nội dung này vừa lồng ghép trong các hoạt động khác, sử dụng các bài tập tình huống, kết nối TC với các chuyên gia....
* NVCTXH can thiệp gián tiếp, vận dụng các mối quan hệ, nguồn lực khác để tác động tới TC:
- Thông qua người chủ nhà trọ
- Thông qua người hàng xóm bán rau ở đối diện
2.3.1.2. Làm việc với người chồng - người gây ra bạo lực
Thông qua các hoạt động: - Tham vấn
- Giáo dục, cung cấp kiến thức, phân tích lý giải... - Xây dựng kỹ năng giải tỏa nóng giận
- Hòa giải
- Khuyến khích tham gia hoạt động xã hội ở địa phương
NVXH trực tiếp tiếp cận, can thiệp từ phía người chồng - người gây ra BL với TC, vận dụng “thế mạnh” sở trường của H về công nghệ thông tin để tiếp cận, trao đổi.
- Để thêm “trọng lượng” cho can thiệp, NVXH đã tác động thông qua 2 người phụ nữ mà H kính nể là bác chủ nhà trọ và người hàng xóm.
- Về áp lực kinh tế, NVXH đã làm việc với anh chị họ của H thì sắp tới H sẽ được tăng lương, anh chị sẽ bố trí thêm công việc phù hợp để H có thể tăng thu nhập, giảm áp lực cho N.
2.3.1.3. Làm việc với gia đình và các tổ chức liên quan
- Làm việc với mẹ chồng: Vì gia đình 2 bên nội - ngoại của vợ chồng N đều ở xa, chỉ có mẹ chồng thời gian gần đây thường xuyên ở với vợ chồng cô nên về phía gia đình cần tập trung vào việc tác động tới người mẹ chồng nhằm
89
tạo sự kết nối, củng cố mối quan hệ giữa bà và con dâu. Mối quan hệ với người chủ nhà và hàng xóm được vận dụng vì bà tỏ ra tôn trọng và nể nang 2 người này.
- Làm việc với cán bộ tổ dân phố và chi hội phụ nữ của khu vì đây là 2 tổ chức “gần gũi” với người dân nhất, nhiệt tình trong công việc chung và họ rất có uy tín với mọi người trong khu. NVXH tác động tới họ để họ biết và hiểu hoàn cảnh của N để có sự quan tâm kịp thời.
- Làm việc với tổ công đoàn, tổ nữ công nơi N làm việc: đây là 2 tổ chức quan trọng nhưng lại chưa thể hiện được vai trò gì trong việc trợ giúp TC nên NVXH đã gặp, trao đổi và tác động kết hợp với Hội LHPN tỉnh để tuyên truyền cho họ về BLGĐ...
2.3.1.4. Làm việc với cộng đồng
- Tổ chức hoạt động nhóm với sự tham gia của những người có thể trợ giúp cho TC
- TC tiếp xúc, trao đổi, học hỏi các gia đình không BLGĐ ở địa phương - Cung cấp các kiến thức, tài liệu về xây dựng gia đình, PCBLGĐ...
- Kết nối địa phương/cán bộ và người dân với những chương trình, dự án, hoạt động về PCBLGĐ do Hội LHPN tỉnh hay Sở VHTT&DL tỉnh triển khai
- Xây dựng và củng cố kỹ năng can thiệp khi xảy ra BLGĐ tại địa phương - Củng cố mối quan hệ giữa cộng đồng (tổ dân phố, hội phụ nữ, hàng xóm...) với TC.