Lý thuyết gắn bó

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37)

9. Cấu trúc luận văn

1.1.4. Lý thuyết gắn bó

Lý thuyết này cho rằng trẻ em nhận biệt được trạng thái tâm lý riêng của mình trước khi hiểu về những người khác. Và chính sự so sánh giữa người này với người khác, với cảm nghĩ của mình mà trẻ em hình thành được các mối quan hệ xã hội. Sự hình thành trạng thái tâm lý riêng này có thể một phần do di truyền, song một phần do sự tiếp xúc với những người thân của mình khi còn rất nhỏ (thường người thân là cha mẹ). Trẻ em phát triển sự hiểu biết chính thông qua những mối quan hệ gần gũi tâm tình này và học được, nhận thức được mỗi người có trạng thái tâm thần khác nhau trong các mối quan hệ với nhau. Trẻ em

36

quan sát hành vi của những người khác, giải thích những hành vi này để hiểu về những người khác[48].

Trẻ em trong trạng thái căng thẳng thường tìm sự gắn bó với những người thân bằng ba cách sau đây:

(1) Tìm sự gần gũi, (2) Có cơ sở an toàn, (3) Phản đối sự chia cách.

Khi thực hành CTXH theo lý thuyết này, chúng ta phải đánh giá các mối quan hệ của TC theo các khía cạnh sau:

(1) Quan hệ hiện nay (2) Lịch sử quan hệ (3) Bối cảnh quan hệ

Khi vận dụng lý thuyết này vào can thiệp, trị liệu, NVCTXH cần xác định 5 nhiệm vụ là:

(1) Tạo sự tin cậy để khai thác các sự kiện không vui,

(2) Hỗ trợ TC để cho họ tự khám phá, tự tìm hiểu bản thân họ,

(3) Làm rõ rằng hành vi gắn bó tình cảm có được là do được đưa vào mối quan hệ hiện tại,

(4) Giúp TC hiểu được rằng những kinh nghiệm gắn bó tình cảm trong quá khứ chính là nguyên nhân của những khó khăn hiện nay,

(5) Giúp TC sử dụng sự hiểu biết của họ rằng các loại quan hệ hiện nay đã phản ảnh như thế nào kinh nghiệm gắn bó tình cảm trong quá khứ để họ có thể kết cấu lại cách nghĩ và ứng xử trong các quan hệ này.

Bên cạnh đó, trong thực tế can thiệp của CTXH, các mối quan hệ còn được sử dụng như một công cụ để can thiệp - do đó, NVXH cần biết phải xây dựng/củng cố quan hệ nào hay xóa bỏ mối quan hệ nào bởi không phải mọi mối quan hệ đều có ích đối với TC.

37

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)