8.1. Phương pháp luận
Đề tài dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận khoa học. Đó là các quan điểm: toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển và một số học thuyết, lý thuyết của Xã hội học, Công tác xã hội, các quan điểm của Đảng và các quan điểm hệ thống... Vận dụng những quan điểm, học thuyết, lý thuyết đó, trong quá trình nghiên cứu, vấn đề BLGĐ luôn được xem xét một cách toàn diện - cả về phương diện khách quan cũng như khía cạnh chủ quan; đặt vấn đề trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể và có mối quan hệ biện chứng với các điều kiện khác trong bối cảnh ấy. Đề tài tập trung vào đối tượng NCN bị BLGĐ - được xác định thuộc nhóm xã hội yếu thế và có vấn đề thuộc về chức năng xã hội. Khi nghiên cứu và can thiệp ta luôn nhìn nhận những thân chủ này theo chiều hướng phát triển, tức là tin tưởng vào sự thay đổi của họ, tìm được những điểm mạnh của thân chủ để giúp họ phát huy khả năng của mình nhằm giải quyết vấn đề một cách tích cực và hiệu quả.
8.2. Phương pháp nghiên cứu và can thiệp cụ thể
Quá trình thực hiện nghiên cứu và can thiệp trong đề tài này là quá trình vận dụng tổng hợp các kiến thức, phương pháp, kỹ năng, giá trị của ngành CTXH. Trong đó, Phương pháp CTXH cá nhân và Phương pháp CTXH nhóm là phương pháp chủ yếu.
- Mục đích: Sử dụng các phương pháp này nhằm thu thập các thông tin về TC, can thiệp, giúp đỡ cá nhân tự tãng cường, thay đổi, phát triển chức năng xã hội, giải quyết vấn đề, đảm bảo cho TC thoát khỏi tình huống khó khăn thông qua quan hệ một - một (quan hệ NVCTXH - TC).
26
- Các bước tiến hành:
1. Tiếp cận thân chủ
7. Đánh giá 2. Xác định vấn đề
6. Trị liệu 3. Thu thập dữ kiện
5. Kế hoạch trị liệu 4.Chẩn đoán
- Các kỹ năng: Giao tiếp, quan sát, lắng nghe, vấn đàm, vãng gia, tham vấn...
- Quá trình sử dụng phương pháp này không chỉ là tương tác giữa NVCTXH với TC mà còn sử dụng trong tương tác với người chồng, với người thân, hàng xóm, cán bộ địa phương, lãnh đạo công ty...của TC
Đề tài vận dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành của Xã hội học, Tâm lý học như: Phân tích tài liệu; Điều tra, nghiên cứu theo trường hợp, phỏng vấn sâu; quan sát trực tiếp, cùng tham gia…để thu thập thông tin.