Tình trạng bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Tình trạng bạo lực gia đình

Qua những con số phản ánh khái quát tình hình và qua phân tích 3 trường hợp điển cứu trên có thấy được tình trạng BLGĐ chung trên địa bàn có những biểu hiện phức tạp và hậu quả để lại không nhỏ.

 BLGĐ đối với PN tại Vĩnh Phúc có nhiều loại hình khác nhau, biểu hiện

của tình trạng BLGĐ rất phức tạp, các hình thức đó có sự đan xen vào nhau, dạng BL này xảy ra thường đi kèm với một/một số dạng khác, nạn nhân phải gánh chịu cùng lúc nhiều kiểu BLGĐ.

Đó là các dạng BL: BL về thể xác; BL về tinh thần; BL tình dục; BL lao động; BL xã hội. Như chị N đã phải “nếm trải” tất cả các loại BL ấy; chị T thì bị BL về thân thể, tinh thần, kinh tế; chị L thì bị BL về tình dục, tinh thần, xã hội…Tuy nhiên, loại BL thân thể được các chị em cũng như mọi người xung quanh dễ nhận biết nhất và quan tâm trước hết, song loại BL phổ biến, diễn ra nhiều nhất và gây đau khổ cho chị em nhiều nhất là BL tinh thần.

Những chị em bị BLGĐ thường chịu đựng hoàn cảnh trong một thời gian dài. Trong suốt quãng đời đó, các chị bị cuốn vào vòng tròn của BL khi các ông chồng sau mỗi lần hành hạ vợ lại tỏ ra ăn năn, hối hận và tìm cách chuộc lỗi nhưng rồi sau đó, cãng thẳng lại xảy ra, BL lại tiếp tục. Tình trạng này xảy ra như một chu kỳ, khi ở giai đoạn lắng xuống, nó tạo cho nạn nhân một sự hi vọng rằng chồng mình sẽ thay đổi. Đây cũng là một yếu tố khiến các chị chịu đựng trong thời gian dài và lâu dần họ cũng giảm ý chí để giải thoát mình.

61

Về nguyên nhân của tình trạng BLGĐ tại địa phương: Qua những trường hợp điển cứu được làm rõ ở trên có thể thấy tình trạng BLGĐ đối với các chị xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau. Điều đó có nghĩa, BLGĐ là hệ quả tổng hợp của nhiều yếu tố, giữa các yếu tố lại có sự đan xen, có yếu tố vừa là nguyên nhân nhưng cũng vừa là hệ quả của yếu tố khác. Trong đó nguyên nhân về BBĐG được coi là nguyên nhân sâu xa nhất của vấn đề này. Đặc biệt với đối tượng bị BLGĐ là những NCN thì nguyên nhân về mặt nhận thức được coi là nguyên nhân phổ biến nhất.

Yếu tố kinh tế - khó khăn về kinh tế được coi là mầm mống cho BLGĐ nảy sinh. Khó khăn đó đồng nghĩa với việc thiếu thốn về vật chất cần thiết để duy trì hạnh phúc và hạn chế cơ hội nâng cao trình độ của cá nhân trong gia đình. Đi liền với nó là những vấn đề liên quan đến việc làm và thu nhập, là thất nghiệp, phá sản, nợ nần…nên càng tăng thêm sức ép về kinh tế. Hơn nữa, trong nhiều gia đình, người PN ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực kinh tế như: đất, nhà ở, tài sản cá nhân,…thường bị phụ thuộc kinh tế vào chồng/gia đình nhà chồng thì có nguy cơ cao bị BLGĐ, nhiều người đã bị bạo hành trong hoàn cảnh như vậy và vì nó mà nhiều chị em không dám ly hôn để thoát khỏi ông chồng thích BL vì sau ly hôn họ sợ phải đối diện với các vấn đề việc làm, nhà ở…Đặc biệt với đối tượng là những NCN thì sức ép về kinh tế đối với họ dường như nhiều hơn vì nhiều người trong sô họ không có chuyên môn, trình độ thấp nên kiếm việc làm rất khó khãn.

Về mặt nhận thức, văn hoá, xã hội - Liên quan tới việc thiếu hiểu hết về quyền con người, pháp luật, về khái niệm cũng như các dạng thức, nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ. Bởi không hiểu bản chất của vấn đề, các ông chồng đang vi phạm pháp luật mà không hay, còn người PN thì không biết mình đang là nạn nhân của một dạng tội phạm và không dám đấu tranh để đòi quyền cho mình. Và cũng vì sự thiếu hiểu biết nên người PN không có kĩ năng để tự bảo vệ mình. Hơn nữa, dư luận xã hội thường không mấy đồng tình những gia đình tan vỡ hay có xích mích. Do vậy, khi xảy ra BLGĐ thì người ta thường giữ kín hoặc giải

62

quyết theo xu hướng hoà giải nhằm duy trì gia đình như một thể thống nhất, thiếu nghiêm khắc nên BLGĐ vẫn còn “đất dung thân”....

Liên quan tới sự nhận thức còn là thái độ của cộng đồng trước BLGĐ khi nhiều người vẫn có tư tưởng“không nên can thiệp vào chuyện nhà khác”, nếu có chăng thì cũng chỉ là lời an ủi, động viên nạn nhân cố chịu đựng. Quan niệm như vậy dẫn đến thái độ thờ ơ trước BLGĐ, nên các vụ việc hầu hết không được phát hiện kịp thời, nhiều khi đã trở nên nghiêm trọng mới được phát hiện.

Trong xu thế toàn cầu hoá, nền kinh tế đang mở cửa đã tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển chung của đất nước nhưng mặt trái của nó cũng mang đến nguy cơ bị BLGĐ với PN. Đó là sự du nhập, lan tràn của loại văn hoá phẩm đồi truỵ; lối sống hưởng thụ; quan niệm tình dục sai lệch; các giá trị vật chất lấn át các giá trị tinh thần…mà địa bàn các KCN lại khá “nhạy cảm” với sự phát triển hệ thống thông tin, sự di cư của nhiều người từ nhiều nơi khác tới…đã tạo cơ hội cho những thứ “bệnh dịch” kia du nhập và lan toả. Bên cạnh đó còn là sự gia tãng ảnh hưởng từ các tệ nạn xã hội: cờ bạc, lô đề, nghiện rượu, ma túy, mại dâm…Đây vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của BLGĐ.

Những kẽ hở trong quy định và thực thi pháp luật cũng góp phần làm cho tình hình BLGĐ hiện nay chưa thực sự thuyên giảm là bao. Trong khi nhiều vụ BLGĐ xảy ra thì sự can thiệp của chính quyền, các cơ quan chức năng còn chậm, xử lý chưa triệt để,… Một lý do nữa là các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho PN bị BLGĐ, sau ly hôn và con cái họ còn thiếu. Họ ít được hỗ trợ học nghề, việc làm, nhà ở, nuôi con nên nhiều chị em không dám ly hôn vì sợ mất các nguồn hỗ trợ…

Về phía gia đình - Góp phần tạo nên BLGĐ từ nhiều khía cạnh như: Không phù hợp về quan điểm, sở thích; chênh lệch về trình độ; mâu thuẫn trong cách chăm sóc, giáo dục con cái…Không phù hợp về tình dục cũng là một nguyên nhân quan trọng. Vợ chồng thiếu hiểu biết về nhau, thiếu kĩ năng sống nên cũng dễ xảy ra xung đột. Khủng hoảng các mối quan hệ cũng làn cho BLGĐ có nguy cơ xuất hiện. Có thể nhận thấy nhiều trường hợp nạn nhân thiếu sự giúp

63

đỡ của gia đình, đặc biệt như những đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này - đó là những NCN, phần lớn họ sống xa gia đình, người thân nên khi BLGĐ xảy ra họ hầu như không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình.

Về phía người gây ra BL: Đứng trên phương diện sinh học để lý giải thì bản thân người đàn ông có sức mạnh thể chất hơn người PN, BL là một sự thể hiện sức mạnh của người đàn ông. Hay BLGĐ do người đàn ông gây ra có tính di truyền; hay người ta phân tích trên cơ sở cấu trúc, hoạt động của não bộ có phần kiểm soát hành vi kém…Đó cũng là một khía cạnh của vấn đề, tuy vậy còn phải xem xét tới các yếu tố về mặt tâm lý - xã hội của họ. Ngoài ra, những sức ép về công việc, xã hội… cũng làm cho họ đẽ nổi nóng và chọn BL để giải toả...

Về phía người PN: Chính cách suy nghĩ thiếu tự tin, cam chịu khiến họ càng khó thoát ra khỏi những trói buộc trong một gia đình không còn tình yêu và sự bình đẳng, chính họ tiếp tay cho chồng bạo hành mình. Bản thân họ cũng thiếu hiểu biết để nhận thức đúng vấn đề của mình. Bên cạnh đó, ít người có đủ tiền, thời gian và thông tin để gọi điện hoặc đến tận nơi nhờ tư vấn và giúp đỡ…

BBĐG được đánh giá là nguyên nhân sâu xa của vấn đề BLGĐ. Nguyên nhân này bắt nguồn từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, nó biểu hiện trong cách ứng xử giữa vợ và chồng trong gia đình, biểu hiện ở quan niệm, nhận thức không chỉ của nạn nhân và thủ phạm gây ra BLGĐ mà còn ở rất nhiều người trong xã hội. Trong những nguyên nhân đề cập đến ở trên, về khía cạnh nào cũng có thể nhận thấy “bóng dáng” của BBĐG đằng sau. Khi BBĐG còn tồn tại thì BLGĐ với PN vẫn chưa thể xoá bỏ được.

BLGĐ để lại nhiều hậu quả không chỉ riêng những nạn nhân trực tiếp của nó phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cá nhân, gia đình và tới cả cộng đồng, xã hội.

Đối với cá nhân: Trước hết, BLGĐ ảnh hưởng tới nạn nhân trực tiếp là những người PN. BLGĐ đã để lại cho họ những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Đó là các vết thương vừa ảnh hưởng tới ngoại hình, làm giảm thẩm mĩ vừa gây đau đớn cho họ. BLGĐ còn gây ra những hậu quả lâu dài hơn

64

về mặt sức khoẻ của người PN, bao gồm: chấn thương về thể chất như gãy xương, chấn thương bụng, lồng ngực; chấn thương kéo dài như đau kinh niên, rối loạn tiêu hoá…Các mức độ thương tổn từ nhẹ đến nặng, có thể hồi phục trong một thời gian ngắn nhưng có người phải chịu di chứng suốt đời, đau đớn, giảm khả năng lao động… BLGĐ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ sinh sản của người PN. Đó là các vấn đề liên quan đến rối loạn sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn...

BLGĐ còn để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm lý - xã hội của người PN. Những thương tổn này thường tồn tại dai dẳng với chị em. Những nạn nhân thường mất tự tin, phương hướng, xúc cảm, dẫn đến suy nghĩ, hành vi, tâm sinh lý thay đổi nghiêm trọng, đặc biệt có trường hợp do bị bạo hành lâu ngày đã xuất hiện triệu chứng tâm thần. BL xảy ra thường xuyên với tầng số cao thường làm giảm sự tự chủ, tính sáng tạo.

BL đối với PN còn hạn chế các cơ hội học tập, tiếp cận thông tin, tiếp cận với các dịch vụ chãm sóc sức khoẻ...để họ nâng cao trình độ văn hoá, giải trí, chãm sóc sức khoẻ. Chính vì thế nên nhiều PN thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống, không biết cách tự bảo vệ mình, dần trở nên “lạc hậu” hơn so với trình độ phát triển chung của xã hội và hạn chế việc PN phát huy khả năng của mình.

Không chỉ những PN là nạn nhân của BLGĐ mới phải gánh chịu những tổn thương mà chính người gây ra BL cũng không tránh khỏi hậu quả của chính việc làm do mình gây nên. Đó là sự khinh ghét, thiếu tôn trọng từ vợ con; sự lên án của dư luận xã hội; có người chịu sự xử lý nghiêm khắc của pháp luật. Có người nhận ra sai lầm của mình thì cũng khó tránh khỏi sự dằn vặt của lương tâm...

Đối với gia đình: BL với PN xảy ra trong gia đình gây nên sự khủng hoảng các mối quan hệ giữa các thành viên, làm ảnh hưởng đến tâm lý của tất cả các thành viên, gia đình với họ không còn là nơi an toàn, là tổ ấm nữa. Các mối quan hệ bị rạn nứt và đỉnh điểm của sự khủng hoảng này là gia đình tan vỡ. Ngoài ra, trong các gia đình đã và đang có BL thì còn gặp phải tình trạng sa sút

65

về kinh tế. Bởi BLGĐ làm giảm khả năng lao động của người vợ, ảnh hưởng đến chất lượng hay năng suất lao động của người vợ/chồng. Khi hành động BL xảy ra có ông chồng dùng đồ đạc để đánh vợ, hoặc đập phá đồ đạc, hoặc mang những tài sản của gia đình đem bán lấy tiền uống rượu, bài bạc hay mang cho tình nhân... Hơn nữa, với những trường hợp nạn nhân bị thương tích thì phải chi phí cho việc chữa trị vết thương, bệnh tật, chăm sóc sức khoẻ.

Đặc biệt, BLGĐ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ em - thế hệ tương lai của xã hội. Nó ảnh hưởng tới trẻ em ở các khía cạnh: sức khoẻ, tâm lý, hành vi và sự hình thành nhân cách. Khi gia đình xảy ra bạo hành ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ, khi trẻ chứng kiến BL có thể có những hành vi phản xã hội và thậm chí còn đáng sợ hơn. Có khi cha đánh mẹ cũng đánh luôn cả con và gây cho chúng những thương tổn trên cơ thể. BL kéo dài có liên quan đến chức năng nhận thức kém hơn và ít được giáo dục dẫn đến trẻ bỏ học, bỏ nhà lang thang; nguy cơ trẻ mắc vào các tệ nạn xã hội cũng lớn hơn. BLGĐ còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống sau này của trẻ: Những trẻ gái sống trong môi trường BL, khi trưởng thành khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và thường gặp trắc trở trong tình yêu, có khi không dám yêu, không dám lấy chồng. Các trẻ trai về sau tỏ ra cục cằn, thô lỗ... khi chúng lập gia đình, tư tưởng, hành vi BL thường lặp lại với người vợ, với cả thế hệ sau dù cố ý hay vô thức. Đó tiếp tục là mầm mống của BLGĐ.

Đối với cộng đồng, xã hội: BLGĐ đối với PN gây ra sự thiệt hại về vật chất được cụ thể hoá ở các chi phí giải quyết vấn đề BLGĐ là rất lớn. Đó là các khoản chi cho các dịch vụ liên quan đến BLGĐ bao gồm: Chi phí cho hàng hoá và các trang thiết bị dịch vụ để chữa trị và hỗ trợ cho các nạn nhân bị BLGĐ, đưa những người gây ra BLGĐ ra toà… Các chi phí trên chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước, từ đó gây thêm sức ép kinh tế cho cộng đồng cũng như nhà nước nói chung. Bên cạnh đó, BLGĐ còn gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong cộng đồng, làm rối loạn trật tự, an ninh tại cộng đồng, nhất là khi có con

66

cái sa vào các tệ nạn xã hội, từ đó gây cản trở cho sự phát triển, bình ổn chung của cộng đồng…

Một xã hội, một quốc gia được đánh giá là phát triển, bên cạnh các giá trị kinh tế còn dựa trên mức độ đảm các quyền cơ bản của con người, trình độ phát triển của PN, chất lượng cuộc sống...Trong khi đó, BLGĐ lại ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các mặt này của xã hội. Nguồn gốc sâu xa của BLGĐ là BBĐG mà chúng ta đang xây dựng là một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ, BLGĐ còn tồn tại là còn BBĐ, còn mất tính dân chủ xã hội, cản trở BĐG. Hơn nữa, BLGĐ còn làm xói mòn đạo đức, ảnh hưởng tới các giá trị đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc và còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. BLGĐ làm tăng sức ép của Nhà nước về kinh tế, việc làm, đào tạo, về phúc lợi xã hội ...

Nói chung, BLGĐ với PN tưởng chừng chỉ là “chuyện riêng” của gia đình như nhiều người vẫn nghĩ nhưng với những hậu quả nó gây ra toàn diện về các mặt, ở các cấp độ cho thấy những hậu quả đó không phải là nhỏ và không còn là chuyện riêng nữa mà là vấn đề của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)