9. Cấu trúc luận văn
3.5.3. Kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình
3.5.3.1. Một số giải pháp chung
BLGĐ vốn được coi là vấn đề tế nhị, không dễ nói ra nên khi tiếp cận làm việc với TC cũng như các đối tượng liên quan cần lưu ý khi sử dụng thuật ngữ này. Chẳng hạn khi tiếp cận với hàng xóm, người quen nên tránh việc đề cập thẳng đến vấn đề BLGĐ của TC mà nên điều tra/can thiệp dưới hình thức 1 nghiên cứu khác.
NCN là những người chịu nhiều thiệt thòi khi phải sống xa gia đình, người thân, cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần, họ không được người thân hỗ trợ, bao bọc, cùng với việc làm ca kíp, thời gian hạn chế (hầu hết là ở công ty, công ty liên doanh nước ngoài nên yêu cầu công việc rất cao) nên việc hỗ trợ họ về tinh thần là đặc biệt quan trọng.
Việc xây dựng các mối quan hệ để trợ giúp cho PN bị BLGĐ là rất quan trọng, bởi khi ấy họ sẽ cảm thấy được sẻ chia, được an ủi hay cảm thấy an toàn hơn. Nâng cao hiểu biết cho NCN những kiến thức về hôn nhân và gia đình, BLGĐ cũng là vấn đề cần thiết.
Nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở hay tổ nữ công trong công ty.
Từ thực tiễn can thiệp, tôi đề xuất một số giải pháp chung cho vấn đề này như sau:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của cộng đồng và PN về gia đình, BLGĐ và PCBLGĐ thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục.
- Tổ chức hoạt động truyền thông, giáo dục về các vấn đề: Các quyền của con người, quyền của PN, giới, BĐG, sức khoẻ sinh sản, BLGĐ. Từ đó giúp thay đổi nhận thức của người dân nói chung, của các NCN nói riêng về BLGĐ.
97
đại chúng; tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về PCBLGĐ; tổ chức các câu lạc bộ, thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt văn hoá - văn nghệ; phát tờ rơi; tổ chức triển lãm...
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các cán bộ chính quyền, đoàn thể ở địa phương, lãnh đạo công ty, doanh nghiệp...
- Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức có thể thực hiện bằng biện pháp: Lồng ghép các nội dung giáo dục về BĐG, BLGĐ trong nhà trường; Lồng ghép chính sách về PCBLGĐ với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế...
Giải pháp 2: Xây dựng và nâng cao kĩ năng ứng phó với BLGĐ cho cộng đồng nói chung và PN nói riêng
- Giáo dục, nâng cao kĩ năng sống cho thanh thiếu niên cũng như các cặp vợ chồng để có cách ứng xử phù hợp trong gia đình.
- Bồi dưỡng cho các em trai/nam giới về các kĩ năng giải quyết xung đột không BL.
- Bồi dưỡng cho PN về các kĩ năng đối phó khi BL xảy ra, như: tìm đến hoặc gọi ngay tới một địa chỉ tin cậy, thoả thuận trước các “ám hiệu” khi có BL để hàng xóm tới ứng cứu...
- Tạo điều kiện cho PN có nguy cơ bị BLGĐ tự xây dựng kĩ năng ứng phó qua các hoạt động trải nghiệm.
- Cung cấp các địa chỉ hỗ trợ, các đường dây nóng…để nạn nhân tìm sự trợ giúp khi cần thiết.
- Trang bị các kĩ năng làm việc cho các tổ chức, chính quyền, đoàn thể trong công tác PCBLGĐ, đặc biệt là cho các cán bộ phụ trách lĩnh vực này: kĩ năng can thiệp, kĩ năng phòng ngừa, kĩ năng hỗ trợ nạn nhân, kĩ năng làm việc với thủ phạm gây ra BLGĐ...
Giải pháp 3: Xây dựng mạng lưới hoạt động có sự thống nhất ở các cấp chính quyền đến các tổ chức và nhân dân
98
các địa phương.
- Xây dựng các đường dây tư vấn.
- Thành lập Ban PCBLGĐ tại cộng đồng hoặc tại doanh nghiệp. Các thành viên phải là những người có trách nhiệm, có tâm huyết trong công tác PCBLGĐ và phải được tập huấn về công tác này…
Giải pháp 4: Phối hợp hoạt động, lồng ghép việc PCBLGĐ với các chương trình phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hoá mới và phòng chống tệ nạn xã hội
- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, nhân dân trong việc ngăn chặn, can thiệp giải quyết BLGĐ.
- Phát huy vai trò của gia đình.
- Phát huy các sáng kiến trong nhân dân về PCBLGĐ. - Phát triển sinh kế
- Thi đua xây dựng gia đình văn hoá
- Kiểm soát, hạn chế, loại bỏ các loại tệ nạn xã hội Giải pháp 5: Tăng cường luật pháp
- Phổ biến các quy định, các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật về PCBLGĐ một cách sâu rộng trong nhân dân.
- Giáo dục, xử lý người gây ra BL một cách nghiêm khắc...
Giải pháp 6: Tiến hành các hoạt động hỗ trợ nạn nhân tức thời
- Trong tức thời cần phải bảo đảm sự an toàn cho các nạn nhân - Giải pháp tạm lánh tại nhà hàng xóm, bạn bè, ...
- Trong tình huống nguy hiểm, cần cách ly nạn nhân với thủ phạm gây BL - Các cơ quan chức năng bao gồm công an, cán bộ pháp luật, chính quyền và đoàn thể tại địa phương... phối hợp cùng làm việc để bảo đảm an toàn tức thời cho các nạn nhân.
- Các chăm sóc trực tiếp cho nạn nhân bao gồm: chăm sóc y tế, nâng đỡ tâm lý, can thiệp khủng hoảng; giải quyết chỗ ở, thực phẩm, giữ gìn quan hệ với người thân, nhất là quan hệ mẹ con.
99
Giải pháp 7: Tiến hành các hoạt động hỗ trợ nạn nhân lâu dài
- Giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến nạn nhân (thủ tục ly hôn, quyền nuôi con, quyền lợi về tài chính trong gia đình, quyền thừa kế, quyền lợi trong công việc hoặc khi xin việc làm, xem xét trợ cấp,...)
- Chăm sóc sức khỏe lâu dài trong những trường hợp thương tật nặng, phục hồi di chứng cho nạn nhân...
- Chăm sóc tâm lý lâu dài
- Tạo cơ hội cho nạn nhân tìm việc làm, chỗ ở, tạo thu nhập, tự chủ về kinh tế sau ly hôn.
- Giúp nạn nhân và gia đình nạn nhân vượt qua khủng hoảng và nâng cao các kỹ năng ứng phó cho cuộc sống sau này.
Giải pháp 8: Thúc đẩy sự hình thành và phát triển CTXH chuyên biệt
Trước nhu cầu thực tế và căn cứ chức năng của CTXH cần hình thành và phát triển mạng lưới CTXH trong các lĩnh vực cụ thể như: CTXH trong công nghiệp, CTXH trong các doanh nghiệp, CTXH trong lĩnh vực BLGĐ...hay phát triển mạng lưới CTXH đến các cơ sở từ tỉnh đến huyện, xã...
3.5.3.2. Đề xuất mô hình cụ thể
Về can thiệp cụ thể, tác giả đề xuất mô hình can thiệp như sau:
Mô hình: Hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ bị BLGĐ thông qua hoạt động của mạng lưới nhóm tự lực tại cộng đồng
Mục tiêu tổng quát của mô hình
Hình thành một mạng lưới các nhóm tự lực gồm những phụ nữ bị BLGĐ trên địa bàn KCN Khai Quang có đủ năng lực và phẩm chất trở thành những người hoạt động xã hội, giúp đỡ chính bản thân mình, chị em trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ các thành viên khác tại công ty, doanh nghiệp và cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể
+ Mục tiêu cụ thể 1: Chuẩn bị những tiền đề cho việc thành lập nhóm tự
100
+ Mục tiêu cụ thể 2: Xây dựng các nhóm tự lực với thành viên là những chị em phụ nữ bị BLGĐ hiện đang sống trên địa bàn KCN.
+ Mục tiêu cụ thể 3: Xây dựng năng lực cho nhóm thông qua việc trang bị kiến thức và kĩ năng cho các thành viên về PCBLGĐ.
Những kết quả mong đợi và các nhóm hoạt động chính của mô hình
Mục tiêu cụ thể 1: Chuẩn bị những tiền đề cho việc thành lập nhóm tự lực
Kết quả mong đợi
- Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch thành lập nhóm tự lực.
- Hoàn thành việc đánh giá nhu cầu và khả năng tham gia của nhóm viên. - Các nguồn lực phục vụ cho việc thành lập nhóm được tập hợp đầy đủ.
Các hoạt động
- Xuống địa bàn rà soát các đối tượng là phụ nữ bị BLGĐ. - Tập hợp các thông tin thu được.
- Các cán bộ/NVXH họp đưa ra các ý kiến đề xuất cho chương trình hoạt động và chọn lựa các đề xuất phù hợp.
- Gặp trực tiếp những chị em bị BLGĐ trao đổi về mục đích, kế hoạch thành lập nhóm tự lực và xác định nhu cầu, khả năng tham gia nhóm của họ.
- Tổng hợp và xử lý các thông tin theo các nhu cầu và mức độ khả năng tham gia nhóm của chị em.
- Liên hệ địa điểm và bài trí không gia sinh hoạt trong thời gian trang bị kiến thức, kĩ năng cho các thành viên nhóm.
- Tập hợp kinh phí từ các nguồn tài trợ và xây dựng kế hoạch tài chính. Mục tiêu cụ thể 2: Xây dựng các nhóm tự lực với thành viên là những chị
em phụ nữ bị BLGĐ hiện đang sống trên địa bàn KCN Khai Quang
Kết quả mong đợi
- Chọn các chị em làm nhóm viên một cách tự nguyện và phù hợp với mục đích của nhóm.
- Các thành viên bước đầu tạo được sự gắn kết với nhau; hoàn thành xây dựng quy mô, cơ cấu tổ chức nhóm và thống nhất cách thức làm việc của nhóm.
101 Các hoạt động
- Đánh giá nhu cầu, khả năng tham gia nhóm của các chị em bị BLGĐ những người có nhiều khả năng tham gia phù hợp với mục đích thành lập nhóm và theo số lượng đã định.
- Gặp gỡ, trao đổi và khẳng định lại sự tán thành lập nhóm của các chị em. - Gặp gỡ toàn thể các chị và các NVXH để làm quen, phổ biến mục đích, các tiêu chí và tiến hành lập nhóm: 10 chị em vào 1 nhóm, các thành viên của nhóm sống cùng địa bàn hoặc tương đối gần nhau. Có thể tiến hành đan xen các trò chơi để chị em dễ làm quen và chia sẻ với nhau.
- NVXH hướng dẫn các phương pháp làm việc theo nhóm.
- Các nhóm tự thảo luận để đưa ra cách thức làm việc của nhóm mình: bầu trưởng nhóm, thời gian sinh hoạt nhóm, định kì sinh hoạt nhóm…
Mục tiêu cụ thể 3: Xây dựng năng lực cho nhóm thông qua việc trang bị kiến thức và kĩ năng cho các thành viên về PCBLGĐ.
Kết quả mong đợi
- Thành viên các nhóm có kiến thức cơ bản về BLGĐ: khái niệm, các dạng và chu kỳ của BLGĐ; những dấu hiệu nhận biết những nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ và nguy cơ khiến phụ nữ bị BLGĐ…
- Các chị em nắm được các quy định pháp luật cơ bản về PCBLGĐ.
- Nhóm viên nắm được các số điện thoại, địa chỉ đáng tin cậy để chị em có thể tìm hiểu thêm thông tin về BLGĐ hoặc cần sự trợ giúp khi cần thiết.
- Chị em biết cách tự bảo vệ mình khi BLGĐ xảy ra.
- Chị em có thể phổ biến, hướng dẫn lại các kiến thức, kĩ năng trên cho các chị em khác.
Các hoạt động
- Biên soạn tài liệu và tiến hành tập huấn cho thành viên các nhóm về các nội dung: Khái niệm, các dạng BLGĐ, chu kỳ của BLGĐ; Những dấu hiệu nhận biết BLGĐ; Nguyên nhân dẫn đến BLGĐ; Hậu quả của BLGĐ; Nguy cơ khiến PN bị BLGĐ; Các biện pháp đối phó khi BLGĐ xảy ra; Các quy định pháp luật
102
liên quan đến PCBLGĐ...
- Cung cấp cho chị em một số địa chỉ tin cậy về PCBLGĐ nhằm hỗ trợ khi cần thiết.
- Cung cấp tài liệu gồm những thông tin cơ bản theo các nội dung trên cho các nhóm viên.
- Tổ chức cho chị em tiến hành các hoạt động trải nghiệm, từ đó mỗi người tự rút ra bài học cần thiết và chia sẻ cho nhau.
Hy vọng với những kinh nghiệm, giải pháp và mô hình này sẽ giúp những chị em bị BLGĐ có thể thoát khỏi vấn nạn này.
103
KẾT LUẬN
1. Mô hình trợ giúp nạn nhân của BLGĐ ngày càng được nhân rộng trên phạm vi cả nước, giải quyết BLGĐ đang ngày càng được các ngành các giới quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu thì tập trung về mặt lý luận, lý thuyết, kết quả nghiên cứu thường dựa trên nghiên cứu xã hội học, mang tính chất thống kê để từ đó rút ra những kết luận về thực trạng - hậu quả - nguyên nhân - giải pháp.
2. Tình hình BLGĐ đối với PN tại địa bàn nghiên cứu diễn ra phức tạp với nhiều dạng, để lại nhiều hậu quả. Địa phương đã và đang có những biện pháp tích cực để PCBLGĐ. Tuy nhiên, sự can thiệp giúp đỡ còn chưa triệt để, chưa có vai trò của CTXH.
3. Với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế công nghiệp ngày càng hình thành nhiều KCN, cụm công nghiệp, khu nhà trọ, lượng công nhân từ các nơi đổ về ngày càng nhiều - dẫn đến phát triển tệ nạn xã hội cũng như các vấn nạn khác trong đó có BLGĐ vì nhiều công nhân trẻ, trong độ tuổi lập gia đình, yêu đương vội vã, thiếu chín chắn, sau khi kết hôn là những hệ lụy...
4. NCN xa gia đình, thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ từ người thân; nhận thức hạn chế, thông tin hạn chế, giao tiếp, các mối quan hệ hạn chế... họ không hiểu bản chất vấn đề xảy ra với mình, không biết cách tự giải quyết, không biết bám víu vào đâu, không có chỗ dựa tinh thần...nên gặp nhiều khó khãn trong cuộc sống, khi BLGĐ xảy ra họ có khi không nhận biết được hoặc chịu đựng hoặc lúng túng không biết thoát ra như thế nào.
5. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, BLGĐ xảy ra với mồi người không giống nhau cũng như vấn đề của mỗi TC không giống nhau. Do vậy, rà soát, phát hiện, trợ giúp, can thiệp với từng đối tượng cụ thể để có kinh nghiệm, để xây dựng mô hình can thiệp cụ thể là rất cần thiết.
6. Mô hình chị em cùng giúp nhau vượt qua BLGĐ là cần thiết và khả thi bởi sự tự lực là yếu tố quan trọng nhất để giải quyết BLGĐ, hơn nữa, là công nhân - thường là những người sống xa gia đình, cùng cảnh ngộ nên chị em cần thiết phải “dựa” vào nhau, tự giúp nhau và tự giúp mình./.
104
KHUYẾN NGHỊ
Tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang gặt hái được những thành quả to lớn trên mọi phương diện, từ phát triển kinh tế đến cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và cộng đồng. Cùng với quá trình đổi mới, công tác PCBLGĐ đang diễn ra khá sôi nổi ở nhiều nơi. PCBLGĐ là lĩnh vực cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Để nâng cao hiệu quả của công tác này cần sự nỗ lực toàn diện của mọi cấp, mọi ngành, mọi cá nhân, tổ chức...trên tất cả các khía cạnh. Vì vậy, bên cạnh đề ra mô hình can thiệp để nâng cao hiệu quả PCBLGĐ, tôi có một số khuyến nghị như sau:
Cần có những nghiên cứu thử nghiệm ở nhiều địa phương khác nhau, tạo cơ sở triển khai, nhân rộng các mô hình PCBLGĐ trên quy mô lớn.
Cần tiếp tục triển khai nghiên cứu và hành động phòng chống các dạng BLGĐ mang tính đặc thù như BL tinh thần, BL tình dục, BL kinh tế, BL xã hội, đặc biệt chú trọng các hoạt động này ở các đô thị vì ở đó, các dạng BL này phổ biến hơn BL thân thể.
Cần tăng cường việc xây dựng các thông điệp truyền thông theo chiều sâu, đa dạng hoá các kênh thông tin, các mô hình hoạt động để tiếp tục nâng cao