Các văn bản mang tính quốc tế

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Các văn bản mang tính quốc tế

Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người do Đại hội đồng LHQ thông qua

ngày 10/12/1948 đã khẳng định quyền bình đẳng của tất cả mọi người, không phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ…(Điều 1, Điều 2) và đề cập tới quyền tự do kết hôn và bình đẳng nam nữ trong hôn nhân (Điều 16).

Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với PN (CEDAW)

được Đại hội đồng LHQ phê chuẩn ngày 18/12/1979, tại Điều 16 đề cập tới việc xoá bỏ phân biệt đối xử với PN trong mọi vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình và đặc biệt, trên cơ sở bình đẳng nam nữ phải đảm bảo: “quyền ngang nhau trong việc kết hôn, quyền tự do, trách nhiệm ngang nhau với gia đình, con cái”.

Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh hành động toàn cầu được thông qua tại

Hội nghị thế giới lần thứ IV về phụ nữ tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nãm 1995 tập trung vào BL với PN được thiết lập dựa trên những mục tiêu chiến lược cụ thể để ngăn ngừa và xoá bỏ BL với PN. Cương lĩnh đã đưa ra hàng loạt các hành động cứng rắn mà các chính phủ cam kết thực hiện, bao gồm việc hoàn thiện các công cụ quyền con người quốc tế, chấp nhận và có các báo cáo định kì về pháp chế liên quan đến BL với PN, tiếp cận công bằng và các phương pháp chữa trị hiệu quả, chính sách và chương trình nhằm bảo vệ và ủng hộ nạn nhân nữ của BL, nâng cao nhận thức và giáo dục cho họ.

43

Tuyên bố về xoá bỏ BL đối với PN khu vực ASEAN - được kí kết tại Hội

nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN lần thứ 37 tại Jakarta - Inđônêxia tháng 6/2004. Mục đích của Tuyên bố nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác, phối hợp và điều phối khu vực vì mục đích xoá bỏ BL đối với PN. Tuyên bố đưa ra những nội dung thực hiện nhằm tiến tới xoá bỏ BL với PN - trong đó khuyến khích hợp tác song phương và khu vực trong nghiên cứu, tuyên truyền, huy động nguồn lực…liên quan BL đối với PN; khuyến khích việc lồng ghép giới trong các chương trình, chính sách, thể chế…để xoá bỏ mọi hình thức BL với PN; tăng cường pháp luật; hỗ trợ các sáng kiến về xoá bỏ BL với PN…

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)