Lý thuyết nhận thức hành vi

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36)

9. Cấu trúc luận văn

1.1.3. Lý thuyết nhận thức hành vi

Lý thuyết hành vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý trị liệu. Giả thuyết cơ bản của trường phái này cho rằng hành vi của con người có thể thay đổi được, điều chỉnh được qua học tập có điều kiện.

Thực hành theo cách tiếp cận hành vi tập trung chú ý tới việc thay đổi hành vi hiện tại và tạo lập chương trình hành động.

Lý thuyết này nhấn mạnh đến những hành vi hiện tại mà TC đang trải nghiệm; chú trọng tới sự thể nghiệm và đánh giá hành động một cách rất chặt chẽ, trên cơ sở kế hoạch can thiệp cụ thể với mục tiêu rõ ràng và tiêu chí đo lường sự thay đổi của hành vi xác định.

Mục đích cốt lơi của quá trình can thiệp này là loại bỏ hành vi, loại bỏ những điều kiện gây ra hành vi không thích ứng của TC và giúp họ học được những khuôn mẫu hành vi có hiệu quả hơn. Trị liệu hành vi nhằm vào việc thay đổi những hành vi có vấn đề thông qua việc tiếp thu những kinh nghiệm mới.

Theo lý thuyết này, trị liệu nhận thức hành vi bao gồm những nội dung sau[48]:

 Thiết lập hành vi mới: Trị liệu này trước hết nhằm thiết lập một hành vi mong muốn với một trong những trị liệu được phân loại nói trên. Việc lựa chọn trị liệu nào cho đối tượng nào cũng chưa có nhận xét nào thỏa đáng. Trong trị liệu nào ta cũng phải tìm hiểu hành vi không mong muốn cần loại bỏ và hành vi mong muốn cần thiết lập (thường là để thay thế). Sau khi xác định hành vi cần thiết lập, NVCTXH thảo luận với TC và lựa chọn kỹ thuật thiết lập hành vi trên cơ sở lựa chọn và quyết định của TC. NVCTXH không thể áp đặt ý kiến của mình trong quá trình này. Những thay đổi hành vi tương đối lớn cần được chia nhỏ ra thành các giai đoạn với những thay đổi nhỏ để cuối cùng có được sự thay đổi lớn. Trong quá trình này, ta cũng có thể sử dụng sự kết hợp giữa các phương pháp thiết lập và thay đổi hành vi như các mô tả nói trên.

35

Củng cố hành vi mới, bao gồm việc: Liên tục củng cố hành vi mới để

hành vi mới có thể được duy trì; củng cố từng bước để hành vi mới dần dần đạt đến mức độ mong muốn (để hành vi mới thể hiện rõ ràng hơn); bỏ dần những hoạt động củng cố mà vẫn duy trì được hành vi mới để hành vi mới được thiết lập trong một bối cảnh khác không bị phụ thuộc vào các hoạt động thiết lập...

 Đánh giá được thực hiện theo các bước sau: -Mô tả vấn đề từ các cách nhìn khác nhau; -Đưa ra các ví dụ, ai bị ảnh hưởng và bị ảnh hưởng như thế nào; -Mô tả lại vấn đề từ khi bắt đầu đến từng giai đoạn thay đổi, ai làm thay đổi, ai thay đổi và thay đổi như thế nào; -Xác định các bộ phận của vấn đề (chia vấn đề ra thành từng phần) và mô tả sự nối kết của từng phần này trong vấn đề; -Đánh giá động cơ của sự thay đổi; -Xác định các loại hình tư duy và cảm giác trước, trong và sau các sự kiện của vấn đề hành vi; -Xác định các dòng sức mạnh trong và xung quanh TC.

Vận dụng lý thuyết này trong mối quan hệ giữa TC và NVCTXH trong quá trình can thiệp, trị liệu: Trong mối quan hệ này, NVCTXH có nhiệm vụ đưa ra những đưa ra những bài học về hành vi phù hợp để TC có những hành động thay thế, về phía TC họ phải sẵn lòng thử nghiệm những hành vi mới và tham gia tích cực vào quá trình trị liệu. Trong các tình huống BL khác nhau, xuất hiện những loại hình hành vi khác nhau. Mục đích cuối cùng của việc can thiệp, trị liệu là TC phải có sự thay đổi về nhận thức, về hành vi.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)