9. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam
Việt Nam là nước sớm có nhiều chính sách, quy định cụ thể về PN, gia đình và bình đẳng nam nữ.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nãm 1992 quy định:
“Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, vãn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với PN, xúc phạm nhân phẩm PN”(Điều 63). Đồng thời nhấn mạnh “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm…”(Điều 65).
Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999): Một
số điều trong Luật có những quy định liên quan đến vấn đề BLGĐ: Điều 110 - Tội hành hạ người khác; Điều 111 - Tội hiếp dâm; Điều 113 - Tội cưỡng dâm; Điều 121 - Tội làm nhục người khác; Điều 146 - Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Đặc biệt, tại Điều 130 quy định - Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ và Điều 151 - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.
Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005): Tại
Điều 40 của luật này quy định: Quyền bình đẳng của vợ chồng: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.
44
Luật Hôn nhân và Gia đình (2000): Một trong những nguyên tắc cơ bản
của chế độ hôn nhân và gia đình mà Luật này nêu lên là: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”(Điều 2). Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, tại Khoản 2 - Điều 4 ghi rõ nhiều hành vi bị nghiêm cấm, trong đó: “…Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình”. Tại một số điều tiếp theo cũng quy định nhiều vấn đề quan trọng trong gia đình như: Điều 18 - Tình nghĩa vợ chồng; Điều 19 - Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; Điều 21 - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng.
Luật BĐG - được Quốc hội nước ta thông qua ngày 29/11/2006. Luật gồm
44 điều quy định cụ thể về lĩnh vực này. Luật đã nêu bật mục tiêu BĐG của nước ta, các nguyên tắc cơ bản của bình đẳng. BL trên cơ sở giới là một trong các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật này. Luật nêu rõ quy định thực hiện BĐG trên các lĩnh vực của đời sống, tại Điều 18 là quy định về BĐG trong gia đình, nhấn mạnh quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng. Tiếp đó, các biện pháp bảo đảm BĐG; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm BĐG cũng được trình bày cụ thể. Cần chú ý tại Điều 41 quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về BĐG trong gia đình.
Luật PCBLGĐ - được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 tạo cơ sở
quan trọng trong việc thực hiện ngăn chặn, xoá bỏ BLGĐ; thể hiện sự quan tâm và nỗ lực của Nhà nước ta về việc giải quyết vấn đề này. Luật chỉ rõ các hành vi BLGĐ; nguyên tắc PCBLGĐ; nghĩa vụ của người có hành vi BLGĐ; quyền và nghĩa vụ của nạn nhân; chính sách của Nhà nước và hợp tác quốc tế về PCBLGĐ; những hành vi bị nghiêm cấm trong vấn đề này. Tiếp đó, Luật nêu lên các hoạt động nhằm phòng ngừa BLGĐ; bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, trong đó là các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, quy định các cơ sở trợ giúp nạn nhân. Luật cũng đề cập đến trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCBLGĐ. Xử lư vi phạm pháp luật về PCBLGĐ và khiếu nại, tố cáo cũng được nêu rõ tại một số điều khoản.
45
Ngoài ra, Đảng, Nhà nước ta cũng ban hành nhiều vãn bản chỉ đạo khác như:
- Chỉ thị 49/CT-TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về "Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước".
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 4/2/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật PCBLGĐ.
- Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ.
- Thông tư số 02/2010/TT- BVHTTDL ngày 16/3/2010 Quy định chi tiết về thủ tục đăng kư hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; cơ sở tư vấn về PCBLGĐ; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn PCBLGĐ.
- Thông tư liên tịch số 143 /2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 21/10/2011 Quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho công tác PCBLGĐ; kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ các cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, cơ sở tư vấn về PCBLGĐ ngoài công lập.
- Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 Quy định thu thập, xử lý thông tin về gia đình và PCBLGĐ.
- Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ văn hoá, thể thao và Du lịch về xây dựng thí điểm các mô hình PCBLGĐ, Đề án tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống truyền thống trong gia đình Việt Nam ...
Các quan điểm, hệ thống chủ trương, chính sách, pháp luật…là cơ sở pháp lý định hướng cho công tác PCBLGĐ góp phần đem lại bình đẳng và sự tiến bộ cho người PN.
Hệ thống lý thuyết, các khái niệm công cụ, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước là phương pháp luận khoa học để vận dụng phân tích, đánh giá thực trạng BLGĐ với PN tại địa bàn nghiên cứu và là cơ sở để can thiệp.
46
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI ĐỊA PHƢƠNG 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
* Tỉnh Vĩnh Phúc:
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nước ta với diện tích 1236.5 km2. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người. Nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số.
Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện; 137 đơn vị cấp xã gồm 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã.
Về đặc điểm vị trí địa lý, Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam
Về kinh tế: Năm 2012, bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt được các thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%; Vĩnh Phúc thu hút được thêm 33 dự án, trong đó: 25 dự án DDI, với số vốn đầu tư đăng ký là 1200 tỷ đồng; 8 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 180 triệu USD. Cơ cấu kinh tế năm 2012 công nghiệp - xây dựng 53,4%; dịch vụ 33,1%; nông, lâm, thủy sản 13,5%. GDP bình quân đầu người theo năm 51,16 tr/người(khoảng 2520 USD), tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5% theo chuẩn mới (năm 2013).
Về lĩnh vực y tế: Sau 15 năm tái lập tỉnh, sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tỉnh có nhiều tiến bộ vượt bậc, các chương trình y tế quốc gia triển khai có hiệu quả. Đến nay, Vĩnh phúc đã có 132/137 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và 100% trạm y tế được đầu tư kiên cố.
Về giáo dục: Trong những năm qua, ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc, từ một tỉnh mới với mô hình giáo dục nhỏ nay
47
Vĩnh Phúc đã có một số trường Đại học và Cao đẳng quy mô như trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, Cao đẳng nghề Việt Đức và sắp tới đây sẽ có một số trường ĐH được xây dựng trên địa bàn tỉnh…
* Thành phố Vĩnh Yên:
Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, với diện tích tự nhiên 50,8 km2 và số dân 100.358 người (tính đến hết ngày 31/12/ 2011).
Với hệ thống hạ tầng kiến trúc ngày càng hoàn thiện tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, thành phố thực sự thay đổi. Nổi bật là ngành sản xuất công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành các KCN, cụm công nghiệp với qui mô lớn.
Hiện nay, thành phố có 1.159 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có trên 30 dự án vốn FDI tập trung chính ở hai KCN là Khai Quang và Lai Sơn, giải quyết hàng vạn lao động trên địa bàn và các vùng lân cận với thu nhập bình quân 900.000 đồng/tháng.
Các hoạt động vãn hoá xã hội hoạt động sôi nổi. Hàng năm các trường học ở thành phố Vĩnh Yên được tu sửa nâng cấp hoặc xây mới. Đến nay thành phố Vĩnh Yên có 24/25 trường học có lớp học cao tầng, 5 trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia, 94,8% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Mạng lưới y tế từ thành phố đến các cơ sở xã, phường được củng cố và tăng cường. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở thành phố Vĩnh Yên ổn định tạo điều kiện tốt cho nền kinh tế xã hội của thành phố phát triển.
* Phường Khai Quang:
Khai Quang là một phường thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phường có diện tích 11,52 km²; dân số là 16624 người, mật độ dân số đạt 1443 người/km². Đây là phường được quy hoạch thành KCN Khai Quang với hàng chục công ty/ doanh nghiệp lớn nhỏ của nước ngoài, liên doanh hoặc của nhà nước, tư nhân. Cùng với sự phát triển của kinh tế công nghiệp tại phường kéo
48
theo hàng nghìn lao động từ các nơi tới làm việc và sinh sống. Đồng thời cũng kéo theo sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ nhân dân. Song, bên cạnh đó, hệ lụy của nó là sự nảy sinh và gia tăng các vấn đề xã hội như tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, BLGĐ...
Nhìn nhận một cách có hệ thống về địa bàn nghiên cứu thì thấy rằng sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đi kèm là sự phát triển của các yếu tố như chính sách, giáo dục, y tế…; sự lớn mạnh của nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau; sự hình thành và phát triển của các dịch vụ, các tổ chức…tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho con người cả về thể chất và tinh thần; hoặc khi có vấn đề xảy ra, họ có thể tìm được sự trợ giúp về luật pháp/cơ chế/chính sách/dịch vụ hay sự trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân…
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là sự nảy sinh các vấn đề xã hội. Tại địa bàn nghiên cứu cũng vậy, BLGĐ vẫn tồn tại như một vấn đề xã hội và có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Nghiên cứu, xem xét vấn đề này đặt trong bối cảnh một địa phương cụ thể cần thấy được các tổ chức/thiết chế/dịch vụ… ở địa phương ảnh hưởng đến vấn đề BLGĐ tại đây như thế nào? Thực trạng BLGĐ ở địa bàn đặt ra cho CTXH vấn đề gì? Có thể vận dụng yếu tố nào vào nghiên cứu, can thiệp và cần tác động vào đâu để can thiệp giải quyết vấn đề?...