Khái niệm Công tác xã hội

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Khái niệm Công tác xã hội

Định nghĩa của Hội đồng giáo dục CTXH Mỹ (1959): “CTXH tìm cách tãng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân riêng lẻ hay cá nhân trong các nhóm bằng các hoạt động đặt trọng tâm trên mối quan hệ xã hội của họ cấu thành sự tương tác giữa con người với môi trường. Những hoạt động này bao gồm ba chức năng: phục hồi năng lực bị thương tổn, cung cấp những nguồn tài nguyên từ cá nhân và xã hội, và ngăn ngừa sự lệch lạc chức năng xã hội”[1].

Nãm 1970, Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ - NASW đưa ra định nghĩa như sau: “CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm hoạt động hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy”.[1]

Nãm 2000, tại Hội nghị Hiệp hội quốc tế nhân viên xã hội tổ chức tại Montreal, Canada đã thông qua định nghĩa về CTXH: “CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp CTXH”[44].

Theo Từ điển CTXH - “The Social work Dictionnary - 5th edition” do Robert L.Barker biên soạn: “CTXH là sự ứng dụng khoa học vào việc giúp đỡ (con người) người dân thực hiện chức năng xã hội của mình có hiệu quả và tạo

41

ra sự thay đổi xã hội nhằm tăng cường chất lượng cuộc sống của tất cả con người”[44].

Theo Từ điển bách khoa toàn thư ngành CTXH xuất bản lần thứ 19: “CTXH là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh xã hội cho người dân trong xã hội”[43].

Mặc dù có nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng đều đề cập tới tính khoa học, tính nghề nghiệp của CTXH. Làm CTXH là vận dụng các kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp để hỗ trợ cho cá nhân, cho nhóm, cho cộng đồng có những thay đổi về chức năng, tăng cường các chức năng xã hội; tập trung vào các quan hệ xã hội nhằm tạo nên sự tương tác giữa con người với môi trường xung quanh để tăng cường các chức năng của cá nhân, nhóm, cộng đồng.

* Khái niệm nhân viên Công tác xã hội[1]

NVCTXH giúp con người tăng cường khả năng giải quyết, đối phó vấn đề, giúp họ có được những tài nguyên cần đến, tạo sự tương tác giữa cá nhân và giữa con người với môi trường làm cho các tổ chức đáp ứng với con người và ảnh hưởng đến các chính sách xã hội. Để giải quyết vấn đề của TC, NVCTXH cần thực hiện tốt những vai trò sau:

 Người giáo dục: NVCTXH tìm cách chuyển thông tin đến TC, giúp họ thay đổi nhận thức và hành vi.

 Chiếc cầu nối: NVCTXH tìm hiểu rõ nhu cầu của TC và các nguồn tài nguyên, vì vậy NVCTXH phải tích cực nối kết đối tượng với nguồn tài nguyên.

 Người tạo điều kiện: NVCTXH tạo điều kiện cho TC tăng dần khả năng bàn bạc, lựa chọn, lấy quyết định và hành động để giải quyết vấn đề theo sự hiểu biết và quyết định của riêng họ.

 Người trung gian: NVCTXH giúp một hay nhiều TC hiểu quan điểm của nhau và cùng đi đến sự thống nhất chung.

 Người biện hộ: Đây là vai trò quan trọng của NVCTXH, trong trường hợp này NVCTXH đại diện cho tiếng nói của TC, đề đạt đến các cơ quan thẩm

42

quyền, tổ chức xã hội… yêu cầu các quyền hợp pháp cho TC.

 Người lập kế hoạch: NVCTXH cùng với TC lập kế hoạch hành động dựa trên thông tin được đánh giá để có cách giải quyết phù hợp.

 Người điều phối: Đảm bảo cho TC có quyền với các dịch vụ cần thiết và các dịch vụ này được thực hiện có hiệu quả. Ngoài ra, NVCTXH còn đóng vai trò điều phối các dịch vụ hỗ trợ cho TC được hợp lý, mang lại quyền lợi cho TC. Quá trình thực hành CTXH chính là quá trình NVCTXH thực hiện các vai trò nghề nghiệp của mình. Trong quá trình can thiệp, trợ giúp TC, NVCTXH có thể thực hiện kết hợp nhiều vai trò khác nhau.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)