Lý thuyết can thiệp khủng hoảng

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34)

9. Cấu trúc luận văn

1.1.2. Lý thuyết can thiệp khủng hoảng

Khủng hoảng được định nghĩa là “sự nhận biết hay kinh nghiệm của người ta về một sự cố hay một tình huống được người ta coi như một khó khăn không thể chịu đựng nổi vượt quá nguồn lực và cơ chế xử lý tình huống hiện có của người ta”[48].

Lý thuyết này dựa trên mô hình khủng hoảng với khả năng quản lý các sự kiện cho rằng khủng hoảng là một quá trình chứ không phải là một sự kiện nhất thời, song nó có sự kiện gây tác động. Thông thường người ta có chức năng xã hội bình thường, khi có một sự kiện gây tác động, người ta thấy lo lắng, căng thẳng và lẫn lộn (sự kiện gây tác động làm cho người ta rơi vào trạng thái hoảng sợ). Trạng thái này làm cho người ta mất khả năng xử lý tình huống. Vì mất khả năng xử lý nên người ta có nguy cơ cao hơn, mất cân bằng nhiều hơn. Tình trạng mất cân bằng nặng nề này làm cho người ta rơi vào trạng thái hoạt hóa khủng hoảng. Nếu được giúp đỡ, người ta có thể nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, tìm được nguyên nhân ẩn dấu trong tiềm thức và từ đó nâng cao được chức năng xử lý khủng hoảng.

Ngược lại, nếu không được giúp đỡ sẽ có hai khả năng xảy ra; hoặc chức năng xử lý tình huống khủng hoảng bị giảm khiến người ta lại có thể bị tổn

33

thương khi một sự cố gây khủng hoảng lại xảy ra; hoặc chức năng xử lý tình huống bị tê liệt, người ta không còn khả năng xử lý nữa và dẫn đến tự tử, BL hoặc bệnh tâm thần.

Vận dụng lý thuyết này vào trị liệu, người ta phân ra 3 loại mô hình can thiệp khủng hoảng (theo Jame và Galliland)[48]:

 Mô hình thăng bằng: Cho rằng con người khi có vấn đề thường mất sự thăng bằng tâm lý và cần phải trở về trạng thái ổn định; trong trạng thái này người ta có khả năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề của cuộc đời mình.

 Mô hình nhận thức: Cho rằng con người khi có vấn đề thường nhìn nhận một cách sai lệch các sự kiện quanh khủng hoảng.

 Mô hình quá độ tâm lý xã hội: Cho rằng con người có vấn đề là khi họ phải kinh qua các giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời; khi người ta phải vượt qua những thay đổi tâm lý hay xã hội cũng được coi là người ta trải qua một chặng phát triển của cuộc đời.

Theo lý thuyết này, khi thực hiện can thiệp, ta có thể chia ra làm 6 giai đoạn:

 Nghe và xác định vấn đề

 Nghe và bảo đảm sự an toàn của TC  Nghe và mang lại cho TC sự hỗ trợ  Đánh giá vấn đề

 Hành động xem xét các khả năng giải quyết vấn đề  Hành động xây dựng kế hoạch can thiệp

 Hành động để có được sự cam kết

BLGĐ đối với người PN cũng được coi là một “khủng hoảng”, sự kiện họ bị BL ấy đã tác động không nhỏ đến tâm lý, hành vi, cảm xúc, nhận thức...của họ. Vì vậy, xem xét, tác động và can thiệp đối với TC là PN bị BLGĐ thì cần xem xét chi tiết “sự kiện khủng hoảng” ấy đã diễn ra như thế nào, ảnh hưởng đến TC ra sao…Qua đó, chúng ta có thể xem xét áp dụng mô hình can thiệp nào

34

là phù hợp để giúp họ lấy lại sự ổn định, thăng bằng trong cuộc sống, vượt qua khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)