Khái quát chung

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 50)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Khái quát chung

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, mặc dù chưa có cuộc điều tra tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh nhưng theo báo cáo kết quả thống kê số liệu về BLGĐ của các huyện, thành, thị, báo cáo của các sở, ngành, tuy chưa đầy đủ, song cũng cho thấy tình hình về BLGĐ có chiều hướng gia tăng, các số liệu cụ thể như sau:

Theo số liệu thống kê các huyện, thành, thị, năm 2010, toàn tỉnh có 276 vụ BLGĐ; năm 2011 có 497 vụ BLGĐ (tăng 221 vụ); trong đó nạn nhân chủ yếu là PN 370 vụ (74,45%), trẻ em 77 vụ (15,49%), người già 32 vụ (0,64%), nam giới 18 vụ (0,36%). Hình thức BL chủ yếu là đánh đập thể xác có 327

49

trường hợp (chiếm 65,79%), BL tinh thần 118 vụ (23,74%), BL kinh tế 38 vụ (0,76%), BL tình dục 14 vụ (0,28%).

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, năm 2010 toàn tỉnh có 979 vụ ly hôn; năm 2011 có 1.173 vụ án ly hôn tăng 194 vụ so với năm 2010, trong đó có 240 vụ án ly hôn liên quan đến BLGĐ (20,46%). Đặc biệt có 164 vụ BLGĐ phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo số liệu của Sở Y tế tỉnh, năm 2010 có 32 nạn nhân bị BLGĐ; năm 2011 có 42 nạn nhận bị BLGĐ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó nạn nhân là 3 trẻ em, 26 PN, 2 nam giới, 2 người già.

Trong những vụ việc phải đưa ra pháp luật giải quyết thì hầu hết người gây ra BLGĐ đã phải chịu các các biện pháp giáo dục, các hình phạt thích đáng đúng pháp luật, tuy nhiên đó như một hồi chuông báo động nạn BLGĐ ngày một gia tăng và mức độ ngày một nguy hiểm. Hiện nay mới quan tâm chủ yếu đến hình thức BL thể xác.

Trong một cuộc điều tra, khảo sát của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc về thực trạng BLGĐ của người chồng đối với người vợ trên địa bàn tỉnh với mẫu nghiên cứu là 100 PN đã thể hiện rằng chị em bị BL về tinh thần chiếm phần lớn (chiếm 61,3% số người được hỏi); ngoài ra, đa số người dân trong khu vực nghiên cứu khi được hỏi đã cho biết BLGĐ có xảy ra tại địa phương của họ.

Từ thực trạng nêu trên, có thể xác định, tình trạng BLGĐ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng bị BL phần lớn là PN. Người gây ra BL chủ yếu là nam giới, nguyên nhân có rất nhiều, nhưng trên thực tế cho thấy chủ yếu là thường xuyên cờ bạc, rượu chè, tệ nạn xã hội, mà nguyên nhân gốc rễ của nạn BL là sự BBĐG, thiếu hiểu biết về Luật PCBLGĐ; thiếu các kỹ năng ứng xử, cách giải quyết không phù hợp khi trong gia đình có sự mâu thuẫn, xung đột. Ngoài ra là tình trạng nghèo đói, thiếu việc làm, kết hôn sớm, ép kết hôn, ngoại tình; Cộng đồng còn thờ ơ với hành vi BLGĐ; Tuyên truyền, giáo dục chưa hiệu quả; Chính quyền xử lý BLGĐ chưa triệt để, sự vào cuộc của các cấp uỷ, chính quyền còn hạn chế.Trong số 497 vụ BLGĐ, có 42 nạn nhân được khám và điều

50

trị tại cơ sở y tế (chiếm 0,85%), còn hầu hết số vụ BLGĐ được nạn nhân giấu giếm vì lo giữ thể diện cho người thân, chỉ đến khi hậu quả quá nghiêm trọng mới được phát hiện thì đã quá muộn.

Do giới hạn của đề tài nghiên cứu nên tôi chỉ sơ lược một số vấn đề chính về BLGĐ tại địa phương mà không đi sâu phân tích nguyên nhân, hậu quả của vấn đề. Tôi sẽ phân tích sâu một số trường hợp NCN bị BLGĐ từ góc độ là NVXH. Từ đó, tìm hiểu về môi trường sống của họ, phân tích hành vi, nhận thức, suy nghĩ của những PN bị BLGĐ.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)