Những kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng trong thực hành Công tác xã

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96)

9. Cấu trúc luận văn

3.5.2. Những kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng trong thực hành Công tác xã

xã hội

Trước hết hãy kết bạn với TC, luôn coi TC là một người bạn và làm sao để TC cũng coi mình như 1 người bạn.

Tạo được niềm tin nơi TC cũng như gia đình là yếu tố bước đầu để quyết định trị liệu có thành công hay không.

Trong điều kiện CTXH ở nước ta chưa thực sự phát triển, chưa được nhiều người biết đến và hiểu rõ thì sẽ không có nhiều trường hợp đến văn phòng để tìm sự trợ giúp của NVXH - hay nói cách khác ở thời điểm này các NVXH là người chủ động tìm đến với TC. Do đó, việc tiếp cận ban đầu, hãy trò chuyện, trao đổi một cách tự nhiên nhất trong bối cảnh gần gũi, đời thường nhất với TC để họ có sự thoải mái. Chẳng hạn với N, thời gian không làm việc ở công ty rất ít, không thể “bắt” cô ngồi 1 chỗ để chúng ta tìm hiểu, can thiệp mà NVXH đã tận dụng thời gian cô vừa dọn dẹp, vừa trông con, nấu ăn hoặc cho con ăn để cùng làm cùng nói chuyện. Tuy nhiên, có những chuyện riêng tư thì cần tìm thời điểm thích hợp để trao đổi - chẳng hạn như khi chồng, mẹ chồng cô đi vắng, khi đứa bé ngủ....

TC tự quyết và sự tham gia của TC trong quá trình can thiệp là đặc biệt quan trọng. TC có quyết định, có tham gia thì họ mới chấp nhận sự trợ giúp của chúng ta, chính bản thân họ mới là người hiểu rõ nhất họ cần gì (có thể do vấn đề tác động nên ban đầu nhiều TC còn chưa nhận ra vấn đề của mình). Do đó, NVXH mới cần thể hiện vai trò là người giáo dục, là cầu nối, tạo điều kiện... để họ tự hiểu chính mình. Họ có tham gia vào can thiệp - tức là có sự trải nghiệm thì họ mới tự rút ra được kinh nghiệm cho mình. Với TC đề cập trong đề tài này, mặc dù cô không hiểu thế nào là BL tinh thần, không hiểu nguyên do và hậu quả

95

của nó nhưng cô vẫn một mực không muốn mọi người biết cô thường xuyên bị chồng chửi mắng. Vì vậy, nếu NVXH không hiểu điều này mà can thiệp bằng cách đưa cô vào hoạt động nhóm đồng cảnh để trợ giúp thì N sẽ không chấp nhận.

Các mối quan hệ của TC là một công cụ quan trọng nên cần nắm bắt và tận dụng các mối quan hệ sẵn có của TC hoặc xây dựng kết nối để tạo mối quan hệ mới trợ giúp cho TC. Bởi, nếu chỉ một mình NVXH tác động đến TC thì sẽ không hiệu quả bằng việc tác động thông qua các mối quan hệ khác. Nếu như không có mối quan hệ giữa N, gia đình N với người chủ nhà trọ - là người rất có “uy tín” với chồng và mẹ chồng N để NVXH tác động vào đây để người chủ nhà trọ có sự quan tâm, trò chuyện, phân tích với chồng, mẹ chồng TC về vấn đề vợ chồng, con cái thì NVXH sẽ gặp khó khăn vì liệu có chắc họ sẽ nghe 1 người trẻ tuổi, chưa có gia đình đến nói với họ về chuyện gia đình, con cái? Do đó, ngoài việc xây dựng mối quan hệ với TC, NVXH còn cần xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh TC.

Vừa khai thác thông tin nhưng cũng vừa cung cấp thông tin - đây là quá trình trao đổi 2 chiều, không nên chỉ hỏi để TC trả lời mà cần cung cấp nhưng thông tin về chính NVXH để NVXH và TC hiểu nhau hơn, cung cấp những thông tin xung quanh vấn đề của TC để họ hiểu hơn về vấn đề của mình. Với N, cô không có chút kiến thức nào về BLGĐ lại hạn chế trong việc tiếp cận thông tin nên với vai trò là người giáo dục, NVXH đã giúp cô có thêm hiểu biết về vấn đề của chính mình.

Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận mọi điều mình nói mình làm, sau buổi tiếp xúc làm việc với TC hoặc cá nhân khác phải xem xét lại quá trình mình đã làm xem có gì sai sót, cái gì còn thiếu, đạt được gì, cần gì và tiếp theo nên làm gì.

Hết sức linh hoạt khi sử dụng các kỹ năng.

Không nhất thiết tuân thủ theo đúng trình tự 7 bước từ 1 đến 7 trong thực hành CTXH, bởi vì ở bước này ta có thể kết hợp toàn bộ hoặc 1 phần của bước

96

khác. Chẳng hạn trong khi tiếp cận TC ta có thể vừa thu thập thông tin, vừa tham vấn cho TC.

Quá trình can thiệp với TC cũng là quá trình kết hợp giữa các vai trò, chức năng của CTXH.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)