Kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về thủ tục

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý các doanh nghiệp gia công xuất khẩu tại cục hải quan nghệ an (Trang 77)

Theo số liệu bảng 2.8 cho thấy, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về thủ tục hải quan nói chung và quản lý hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng như sau:

- Các bước thực hiện quy trình, thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK thương mại là đơn giản, dễ thực hiện: Doanh nghiệp có 12,5% không có ý kiến, 71,9% ý kiến đồng ý và 15,6% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 9,6% không có ý kiến, 63,5% ý kiến đồng ý và 26,9% ý kiến rất đồng ý. Như đã phân tích trên, cải cách hành chính nhằm đơn giản thủ tục hải quan, ít giấy tờ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại là việc làm thường xuyên của ngành hải quan nói chung và Cục HQNA nói riêng. Đặc biệt ngày 15/06/2009 Tổng cục hải quan có quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK thương mại. Quy trình này đã gộp cả hai việc kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết hồ sơ thành một bước để tránh tình trạng hồ sơ phải kiểm tra hai lần (kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết) đối với hồ sơ luồng vàng và luồng đỏ. Việc gộp cả hai bước khắc phục việc Lãnh đạo chi cục phải duyệt hồ sơ hai lần như quy trình cũ, nâng cao trách nhiệm CBCC hải quan và hạn chế tình trạng tuỳ tiện chuyển luồng hồ sơ mà không có lý do.

- Số lượng các chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan đối với hàng hoá XNK đảm bảo công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế: Doanh nghiệp có 25,0% không có ý kiến, 62,5% ý kiến đồng ý và 12,5% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 13,5% không có ý kiến, 76,9% ý kiến đồng ý và 9,6% ý kiến rất đồng ý. Kết quả này phản ánh đúng tinh thần Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, Luật đã nội luật hoá công ước Kyoto nhằm mục đích giảm bớt các giấy tờ không cần thiết với mục tiêu đơn giản hoá, tạo thuận lợi thương mại. Ví dụ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu bao gồm: Tờ khai hải quan, bảng kê chi tiết đối với hàng hoá nhiều chủng loại (nếu có), giấy phép xuất khẩu (nếu có), các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể. Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu bao gồm: Tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại, hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ tương đương hợp đồng, giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hoá nhập khẩu yêu cầu phải có giấy phép theo quy định của pháp luật, bản sao vận tải đơn, giấy chứng nhận xuất sứ hàng hoá (C/O), giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc miễn kiểm tra chất lượng (nếu có) và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng

cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ CBCC hải quan và doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ, mới vào nghề dẫn đến năng lực chuyên môn còn hạn chế nên trong khi trả lời phiếu điều tra còn gặp lúng túng, cụ thể doanh nghiệp có 25,0% và CBCC hải quan có 13,5% không có ý kiến về nội dung này.

- Cơ chế Tự khai- Tự tính- Tự nộp thuế- Tự thanh khoản đã nâng cao trách nhiệm và khuyến khích sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, góp phần chuyển đổi phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro, nghĩa là cơ quan hải quan chuyển từ cơ chế thực hiện sang cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan. Đối với doanh nghiệp có 19,8% không có ý kiến, 64,6% ý kiến đồng ý và 15,6% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 17,3% không có ý kiến, 67,3% ý kiến đồng ý và 15,4% ý kiến rất đồng ý về nội dung này. Để thực hiện cơ chế này có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật kịp thời và có hệ thống pháp luật về hải quan nhằm hạn chế tình trạng khai sai, khai thiếu tờ khai, hay khai thiếu hàng hoá XNK. Đông thời, cơ quan hải quan phải làm tốt trách nhiệm của mình về công tác tuyên truyền, hổ trợ và cung cấp thông tin cho người khai hải quan thực sự hiệu quả, đánh giá này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của doanh nghiệp và CBCC hải quan. Vì vậy, nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp và CBCC hải quan về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của cơ chế Tự khai- Tự tính- Tự thanh khoản còn khiếm khuyết, cụ thể doanh nghiệp có 19,8% và CBCC hải quan có 17,3% không có ý kiến.

- Các văn bản hướng dẫn về gia công xuất khẩu được cơ quan hải quan cung cấp đầy đủ, nhanh chóng qua mọi hình thức giúp cho doanh nghiệp cập nhật và nắm bắt kịp thời các thông tin để thực hiện khai hải quan: Doanh nghiệp có 17,7% không có ý kiến, 66,7% ý kiến đồng ý và 15,6% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 11,5% không có ý kiến, 80,8% ý kiến đồng ý và 7,7% ý kiến rất đồng ý. Kết quả này cho thấy Cục HQNA đã nỗ lực trong việc coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác, luôn cung cấp các thông văn bản, quy trình mới để hướng dẫn các doanh nghiệp cùng với cơ quan hải quan thực hiện đúng pháp luật về hải quan.

Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về quy trình, thủ tục hải quan nói chung và quản lý hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng

Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

Nội dung Tổng số ý kiến Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Quy trình thủ tục hải quan là

thuận lợi, đơn giản, dễ thực hiện 148 0 0 0 0 17 11,5 102 68,9 29 19,6

Doanh nghiệp 96 0 0 0 0 12 12,5 69 71,9 15 15,6 Hải quan 52 0 0 0 0 5 9,6 33 63,5 14 26,9

Số lượng chứng từ hải quan đảm bảo công khai, minh bạch, phù

hợp với thông lệ QT

148 0 0 0 0 31 20,9 100 67,6 17 11,5

Doanh nghiệp 96 0 0 0 0 24 25,0 60 62,5 12 12,5 Hải quan 52 0 0 0 0 7 13,5 40 76,9 5 9,6

Cơ chế quản lý hoạt động GC XK

chặt chẽ, có hiệu quả 148 0 0 0 0 28 18,9 97 65,5 23 15,5 Doanh nghiệp 96 0 0 0 0 19 19,8 62 64,6 15 15,6 Hải quan 52 0 0 0 0 9 17,3 35 67,3 8 15,4 Các văn bản hướng dẫn về GC XK cụ thể, rõ ràng 148 0 0 0 0 23 15,5 106 71,6 19 12,8 Doanh nghiệp 96 0 0 0 0 17 17,7 64 66,7 15 15,6 Hải quan 52 0 0 0 0 6 11,5 42 80,8 4 7,7

Biểu mẫu kê khai thanh khoản

đầy đủ, hợp lý 148 0 0 0 0 11 7,4 89 60,1 48 32,5

Doanh nghiệp 96 0 0 0 0 8 8,3 51 53,1 37 38,5 Hải quan 52 0 0 0 0 3 5,8 38 73,1 11 21,1

Thời hạn thanh khoản hợp đồng

GC XK đã phù hợp 148 0 0 0 0 28 18,9 98 66,2 22 14,9

Doanh nghiệp 96 0 0 0 0 22 22,9 61 63,5 13 13,6 Hải quan 52 0 0 0 0 6 11,5 37 71,1 9 17,4

Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa

XNK đầy đủ, hợp lý 148 0 0 0 0 26 17,6 104 70,3 18 12,1

Doanh nghiệp 96 0 0 0 0 22 22,9 63 65,6 11 11,5 Hải quan 52 0 0 0 0 4 7,7 41 78,8 7 13,5

- Các biểu mẫu kê khai thanh khoản phải nộp cho cơ quan hải quan đối với hàng hoá XNK đảm bảo công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện: Doanh nghiệp có 8,3% không có ý kiến, 53,1% ý kiến đồng ý và 38,5% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 5,8% không có ý kiến, 73,1% ý kiến đồng ý và 21,1% ý kiến rất đồng ý. Kết quả này phản ánh đúng tinh thần Tự khai- Tự tính nhằm mục đích dễ theo dõi và quản lý trong việc thực hiện thanh khoản hàng gia công xuất khẩu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Ví dụ như các biểu mẫu: 01/HQ-GC/2011- Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu, mẫu 02/HQ-GC/2011- Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu, mẫu 08/PLHSTK-GC/2011- Phiếu phân loại hồ sơ thanh khoản, mẫu 09/TKTĐTK- GC/2011- Bảng thống kê số lượng hợp đồng gia công tồn đọng chưa thanh khoản.

- Thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu phù hợp với yêu cầu và thời gian để kết thúc một hợp đồng của doanh nghiệp với thương nhân nước ngoài: Doanh nghiệp có 22,9% không có ý kiến, 63,5% ý kiến đồng ý và 13,6% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 11,5% không có ý kiến, 71,1% ý kiến đồng ý và 17,4% ý kiến rất đồng ý. Kết quả phản ánh doanh nghiệp hài lòng với quy định của hải quan về thủ tục và thời hạn thanh khoản, đây cũng là sự nổ lực của ngành hải quan sau nhiều lần sửa đổi quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài nhằm giảm bớt giấy tờ và phù hợp với tiến độ sản xuất và cung cấp sản phẩm gia công của doanh nghiệp.

- Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá XNK là đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện: Doanh nghiệp có 22,9% không có ý kiến, 65,6% ý kiến đồng ý và 11,5% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 7,7% không có ý kiến, 78,8% ý kiến đồng ý và 13,5% ý kiến rất đồng ý là đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Ngành hải quan nói chung và Cục HQNA nói riêng đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và hiện đại hoá hải quan, nhất là đơn giản hoá thủ tục hải quan và thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vự hải quan. Việc tham gia công ước Kyoto của Việt Nam có ý nghĩa và tầm quan trọng là động lực để ngành hải quan đơn giản hoá thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại nhằm nâng cao năng lực cạch tranh của nền kinh tế. Trong thời gian qua, với việc triển khai thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành hải quan giai đoạn 2008-2010 và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những thành tựu nhất định. Đánh giá này cũng phù hợp với đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp và CBCC hải quan về tính đơn giản, chuyên nghiệp và minh bạch của hồ sơ hải quan hiện nay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý các doanh nghiệp gia công xuất khẩu tại cục hải quan nghệ an (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)