Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý các doanh nghiệp gia công xuất khẩu tại cục hải quan nghệ an (Trang 36)

công hàng hóa xuất khẩu của Hải quan Thanh Hóa

Cục hải quan tỉnh Thanh Hóa có chức năng, nhiệm vụ về cơ bản giống như cục hải quan Nghệ An là kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, thu thuế; điều tra chống buôn lậu và thống kê về hải quan. Tại thời điểm hiện nay, Hải quan Thanh Hóa tập trung vào một số nhiệm vụ chính như chống buôn lậu hàng điện tử, buôn lậu ma tuý, các loại hàng hoá gây tổn hại đến an ninh và an toàn trong cộng đồng, chống gian lận thương mại trong hoàn thuế VAT...

Hải quan Thanh Hóa đặc biệt chú trọng vào nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan nói chung và hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu nói riêng.

Cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan Thanh Hóa cũng dựa trên các quy định của pháp luật. Đồng thời, Hải quan Thanh Hóa tự xây dựng văn bản hướng dẫn riêng cho mình. Nhờ thống nhất quy định chung và dựa trên hệ thống công nghệ thông tin thống nhất nên tiêu chí rủi ro được tất cả các thành viên thống nhất trong toàn Cục, thông tin về quản lý rủi ro được trao đổi giữa các đơn vị trong khối nhanh chóng và chính xác.

Việc xác định các lô hàng có độ rủi ro cao sử dụng phương pháp xác định rủi ro dựa trên thông tin tình báo và các thông tin khác có liên quan đến lô hàng như thông tin về quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thông tin về chấp hành pháp luật về thuế, thông tin về lô hàng lấy từ hệ thống thông tin của doanh nghiệp vận tải, thông tin quản lý công dân,... Thực tế, đối với lô hàng xuất nhập khẩu, cán bộ hải quan xác định rủi ro dựa trên hệ thống thông tin về quản lý rủi ro (trên đó các lô hàng đã được hệ thống cho điểm) lựa chọn một số lô hàng có điểm rủi ro cao hoặc lô hàng có nội dung phù hợp với danh mục những tiêu chí rủi ro do Hải quan Thanh Hóa ban hành, quyết định lựa chọn để kiểm tra (quyết định này được thực hiện bằng thủ công và dựa hoàn toàn vào suy luận và kinh nghiệm của cán bộ xác định rủi ro).

Đối với lô hàng xuất nhập khẩu có tính chất phức tạp, việc xác định rủi ro được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 được xác định khi có thông tin bản lược khai hàng hóa gửi trước từ các hãng vận tải bằng đường điện tử (hoặc bằng fax, sau đó nhân viên hải quan nhập vào máy tính). Nhân viên hải quan căn cứ vào thông tin bản lược khai, thông tin tình báo, thông tin về thuế, thông tin vi phạm... lựa chọn lô hàng phải kiểm tra thực tế. Quy trình này được thực hiện nhờ vào các phần mềm tin học khác nhau và cũng dựa trên kinh nghiệm của cán bộ làm công tác xác định rủi ro. Khi lô hàng lựa chọn phải kiểm tra thì Hải quan Thanh Hóa sẽ tự vận chuyển lô hàng đến địa điểm kiểm tra và thực hiện việc kiểm tra mà không cần có đại diện của doanh nghiệp chứng kiến. Container được kiểm tra bí mật và Hải quan sẽ làm lại niêm phong sau khi hoàn thành việc mở container để kiểm tra. Việc kiểm tra được thực hiện bằng các công cụ như máy soi kiện hàng, máy dò ma tuý… Nếu hàng hoá kiểm tra thực tế khác biệt so

với khai báo nhưng không phải là hàng cấm thì chuyển thông tin cho bộ phận kiểm tra để kiểm tra khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai. Đối với trường hợp hàng hoá khác với lược khai nhưng thuộc diện hàng cấm, có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia thì thông tin sẽ được chuyển cho bộ phận điều tra để bí mật kiểm tra về lô hàng này. Việc kiểm tra lô hàng sẽ được thực hiện chặt chẽ khi làm thủ tục và được xử lý nghiêm nếu phát hiện có hành vi vi phạm. Giai đoạn 2 được xác định khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện việc khai báo để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Tại giai đoạn này, lô hàng được lựa chọn để kiểm tra sẽ được thực hiện một cách tự động dựa trên những nhóm chỉ tiêu thông tin và hồ sơ rủi ro được bộ phận rủi ro ở cấp trung ương hoặc cấp vùng đưa vào hệ thống. Các hồ sơ rủi ro cũng thường xuyên được cập nhật[16].

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu của Hải quan Trung Quốc công hàng hóa xuất khẩu của Hải quan Trung Quốc

Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là cơ quan giám sát, quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia. Hải quan tiến hành giám sát quản lý đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện và các vật phẩm khác xuất nhập khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu và các thuế khác, thu phí, chống buôn lậu, thống kê hải quan và làm các thủ tục nghiệp vụ hải quan khác.

Việc quản lý hàng hoá của Hải quan Trung Quốc rất chặt chẽ, Luật Hải quan Trung Quốc quy định: Hàng hoá nhập khẩu kể từ khi vào cửa khẩu đến khi kết thúc thủ tục hải quan, hàng xuất khẩu kể từ khi khai báo hải quan đến khi ra khỏi biên giới, quá cảnh, mượn đường, nhập cảnh cho đến khi xuất cảnh, đều phải chịu sự giám sát, quản lý của Hải quan.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hải quan Trung Quốc rất lớn bao gồm: kiểm tra phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, kiểm tra hàng hoá, vật phẩm xuất nhập khẩu và tiến hành bắt giữ những hành vi vi phạm Luật Hải quan.

Việc quản lý đối với hàng gia công cho nước ngoài: Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan và phải làm thủ tục hải quan theo quy định. Các chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan đối với hàng gia công 100% thực hiện bằng máy tính từ khâu tiếp nhận, đến khâu thanh khoản theo một chương trình kết nối giữa doanh nghiệp và Hải quan. Những xí nghiệp gia công xuất

khẩu phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy phép, giấy tờ liên quan đã được phê chuẩn và hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan, định mức tiêu hao để gia công thành một đơn vị sản phẩm do Hải quan thẩm định. Hải quan Trung Quốc có một cơ quan chuyên trách thẩm định định mức hàng gia công, cơ quan này độc lập với các đơn vị Hải quan làm thủ tục trực tiếp, đối với những nguyên liệu nhập khẩu đã được sử dụng vào sản xuất hàng gia công, thuộc danh mục quy định của Nhà nước được bảo thuế thì phải tiến hành làm thủ tục khấu trừ thuế với cơ quan Hải quan.

Những nguyên liệu nhập khẩu đã thu thuế thì tiến hành làm thủ tục thoái thuế với cơ quan Hải quan. Trong các trường hợp đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền cho phép những nguyên liệu nhập khẩu hoặc những thành phẩm gia công phải tiêu thụ nội địa, cơ quan Hải quan căn cứ vào giấy phép được tiêu thụ trong nội địa để tiến hành thu thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu bảo thuế, nếu thuộc vào những mặt hàng nhập khẩu hạn chế của Nhà nước thì phải nộp giấy phép nhập khẩu cho cơ quan Hải quan.

Như vậy, pháp luật về gia công xuất khẩu của Trung Quốc gần giống với Hải quan Việt Nam nhưng có phần chặt chẽ hơn do Hải quan quản lý việc thẩm định định mức hàng gia công rất chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

Một số kinh nghiệm có thể học tập từ Hải quan Trung quốc:

Thứ nhất, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công xuất khẩu trên cơ sở quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đối với các nước phát triển việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chính là việc nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia đó vào quá trình toàn cầu hóa. Một trong những vấn đề được quan tâm là thủ tục hải quan. Việc giải quyết thủ tục hải quan nhanh chóng và thuận lợi làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đối với các nước chậm phát triển thông thường hoạt động gia công diễn ra dưới hình thức nhận gia công cho doanh nghiệp nước ngoài. Đối với các nước phát triển chi phí nhân công cao thì hoạt động gia công diễn ra theo chiều ngược lại là đặt nước ngoài gia công sản phẩm sau đó nhập khẩu tiêu thụ trơng nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba. Cả hai chiều hướng này đều cần phải tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức sâu sắc như hiện nay.

Để hoạt động gia công xuất khẩu tuân thủ đúng các quy định của pháp luật thì cần phải quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công và bên nhận gia công. Các hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, cần có sự phân loại doanh nghiệp để có biện pháp quản lý có trọng điểm.

Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu là rất lớn, tuy nhiên mức độ chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy cơ quan hải quan phải phân loại doanh nghiệp theo từng nhóm: Nhóm có nguy cơ rủi ro cao, nhóm có nguy cơ rủi ro trung bình và nhóm có nguy cơ rủi ro thấp.

Đối với hàng hóa cũng cần phân ra từng nhóm mặt hàng có nguy cơ rủi ro cao, nguy cơ rủi ro trung bình và nguy cơ rủi ro thấp, cơ quan hải quan tập trung nắm bắt tình hình từ nhóm có nguy cơ rủi ro cao và trung bình, ở nhóm có nguy cơ thấp dùng phương pháp chấm theo phân luồng ngẫu nhiên để đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Tỷ lệ thông thường áp dụng là từ 1 đến 5 %. Đối với các lô hàng có rủi ro thấp vẫn phải được kiểm tra ngẫu nhiên.

Nếu phát hiện nhóm nguy cơ rủi ro thấp có vi phạm pháp luật thì ngay lập tức được chuyển sang nhóm có nguy cơ cao đồng thời trừ điểm dựa trên mã số cuả doanh nghiệp đó. Những lô hàng đã được thông quan sẽ bị cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hàng hoá được thông quan.

Thứ ba, pháp luật quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu phải tạo cơ sở pháp lý để cơ quan Hải quan áp dụng phương pháp quản lý hiện đại.

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu có ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới. Hoạt động thương mại ngày càng phát triển cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Toàn cầu hóa cho phép các nước tận dụng cơ hội để phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều khó khăn thủ thách cho tất cả các nước nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, lượng hàng hóa cần thông quan ở cửa khẩu rất lớn do vậy nếu kiểm tra hàng hóa theo phương pháp thủ công truyền thống (kiểm tra từng giao dịch, từng lô hàng) thì sẽ mất rất nhiều thời gian mà kết quảt phát hiện vi phạm không cao. Do vậy muốn thông quan nhanh hàng hóa mà vẫn đảm bảo công tác quản lý thì cần thiết phải

thực hiện quản lý theo mô hình tập trung hiện đại có tính thống nhất cao dựa trên cơ sở tổng hợp và phân tích thông tin về quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thông tin về hàng hóa, thông tin trong nước và thông tin từ nước ngoài để xác định mức độ kiểm tra thích hợp bao gồm kiểm tra một phần, kiểm tra toàn bộ lô hàng. Nếu không có nghi vấn cơ quan Hải quan sẽ thông quan ngay lô hàng mà không cần kiểm tra. Đây gọi là áp dụng phương pháp "Quản lý rủi ro". Tất cả các cửa khẩu trên phạm vi cả nước được kết nối với nhau qua hệ thống mạng WAN truyền trực tiếp bằng hệ thống cáp quang với tốc độ đường truyền lớn.

Thứ tư, quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu

phải khuyến khích sự tuân thủ của doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý thì việc các đối tượng chịu sự quản lý tự giác chấp hành các quy định của pháp luật là một nhân tố quan trọng góp phần cho việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Muốn vậy pháp luật phải đặt các lợi ích của nhà nước và của doanh nghiệp có sự hài hoà với nhau để khi thực hiện đúng pháp luật thì các doanh nghiệp luôn luôn được bảo vệ và đạt được các mục tiêu kinh doanh do mình đặt ra. Do vậy quá trình xây dựng pháp luật về gia công xuất khẩu cần tăng cường công tác đối thoại và lắng nghe ý kiến đóng góp của các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn Luật quốc tế.

Cần có sự phân loại doanh nghiệp dựa vào việc đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp để áp dụng mức độ quản lý khác nhau đối với các lô hàng của họ khi xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu nhằm đảm bảo tập trung được nguồn lực để kiểm tra trọng tâm trọng điểm vào các lô hàng có rủi ro cao. [19]

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

TẠI CỤC HẢI QUAN NGHỆ AN 2.1. Đặc điểm của Cục Hải quan Nghệ An

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh Hải quan Việt Nam với nhiệm vụ “Thu các quan thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu”. Sau đó, Ngành được giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt, hoà giải đối với các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu.

Ngay sau khi thành lập, ngành thuế quan cách mạng đã dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng với thực dân Pháp nhằm bảo vệ chủ quyền thuế quan của nhà nước. Kháng chiến bùng nổ, theo lời hiệu triệu của Hồ Chủ Tịch, ngành thuế quan tiến hành bao vây kinh tế địch, đấu tranh kinh tế với địch, phục vụ cho đường lối kháng chiến kiến quốc. Giai đoạn này cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Hải quan Việt Nam phối hợp cùng các lực lượng thực hiện chủ trương bao vây kinh tế và đấu tranh kinh tế với địch. Nhiệm vụ chính trị của Hải quan Việt nam thời kỳ này là bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của Cách mạng, tạo nguồn thu cho Ngân sách quốc gia, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm.

Hòa bình lập lại nhưng đất nước vẫn chia cắt, với tên gọi mới là Sở Hải quan Trung ương, cán bộ nhân viên Hải quan đã khắc phục khó khăn, vừa ổn định tổ chức vừa ra sức hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ độc quyền ngoại thương ngoại hối của Nhà nước, trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế đối ngoại và phục vụ nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam giải phóng, đất nước sum họp, ngành Hải quan cũng được thống nhất với tên gọi Cục Hải quan Trung ương thuộc Bộ Ngoại thương. Ngày 20/8/1984, Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý các doanh nghiệp gia công xuất khẩu tại cục hải quan nghệ an (Trang 36)