quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Nghệ An
Tiến hành điều tra 172 đối tượng, gồm: 115 doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công xuất khẩu (chiếm tỷ trọng 66,9%) và 57 CBCC hải quan thuộc Cục HQNA (chiếm tỷ trọng 33,1%) nhằm đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và của cán bộ hải quan về các tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của CBCC hải quan và các tiêu chí khác thuộc quản lý nhà nước về hải quan liên quan đến hoạt động gia công xuất khẩu, số liệu thống kê về đối tượng điều tra theo phụ lục 02, phụ lục 03. Trong đó, 115 cán bộ doanh nghiệp thường xuyên trực tiếp làm thủ tục tại các Chi cục với số lượng tờ khai đạt trung bình 03 tờ khai/ ngày, đại diện cho 162 doanh nghiệp đang hoạt động theo loại hình gia công xuất khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Nghệ An, 57 CBCC thuộc Cục HQNA trực tiếp làm nghiệp vụ về loại hình gia công xuất khẩu và nghiệp vụ khác có liên quan đến loại hình này. Hiện nay, chất lượng, hiệu quả làm việc của cơ quan công quyền là vấn đề mà xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là trong lĩnh vực hải quan, là ngành có môi trường công việc được đánh giá là một trong bốn ngành tham nhũng nhiều nhất theo kết quả khảo sát được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới công bố , chất lượng quản lý nhà nước về hải quan được thể hiện qua ba tiêu chí chính: chất lượng hệ thống văn bản luật, sức mạnh của cả bộ máy nhà nước và chất lượng, trình độ, trách nhiệm của CBCC. Bảng câu hỏi trong phiếu điều tra được xây dựng cũng dựa trên ba tiêu chí trên, cùng với kinh nghiệm thực tiễn của tác giả và tham khảo văn bản hướng dẫn thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng đối với hoạt động hải quan của Tổng cục Hải quan [12]. Để đảm bảo tính khách quan, cần thiết phải khảo sát trên cả hai đối tượng là doanh nghiệp và CBCC hải quan, để đưa ra được nhận xét khái quát về hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, từ đó mới xây dựng được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các doanh nghiệp cũng như hoàn thiện việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan công quyền.
Để thu thập thông tin từ doanh nghiệp và CBCC hải quan, tác giả dùng thang đo Likert (1932) giới thiệu, gồm 5 mức độ để người khai hải quan và CBCC hải quan được điều tra lựa chọn. Với thang đo Likert đo mức độ hài lòng từ thấp đến cao để lượng hoá nhận định của người được điều tra:
1 2 3 4 5
Rất không Không đồng ý Không có Đồng ý Rất đồng ý đồng ý ý kiến
Trong phiếu điều tra, để đánh giá mức độ hài lòng về những nhận định thì người khai hải quan và CBCC hải quan sẽ đánh dấu “X” cho phương án trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của mình. Tác giả phát ra 172 phiếu, trong đó 115 phiếu
“PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỀ HẢI QUAN” dành cho doanh nghiệp với hình thức kết hợp
“Hội nghị Tập huấn về Hệ thống thông quan tự động VNACCS”, tác giả phát phiếu
điều tra, hướng dẫn phương pháp ghi phiếu, thời gian gửi và hình thức gửi phiếu cho các doanh nghiệp, số phiếu thu vào là 96 phiếu, đạt tỷ lệ 84%; 57 phiếu “PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC HẢI QUAN” dành cho CBCC với hình thức kết hợp “Hội nghị giới thiệu tổng quan Hệ thống VNACCS/VCIS
cho CBCC Cục Hải quan Nghệ An”, tác giả phát phiếu điều tra, hướng dẫn phương
pháp ghi phiếu, thời gian gửi, hình thức gửi phiếu cho các CBCC được lựa chọn, số phiếu thu vào là 52 phiếu, đạt tỷ lệ 91%. Như vậy, tổng số phiếu hợp lệ đủ điều kiện cho công tác tổng hợp là 148 phiếu, trong đó gồm 96 phiếu dành cho cán bộ doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 64,86%) và 52 phiếu dành cho CBCC hải quan (chiếm tỷ trọng 35,14%).