Nâng cao năng lực, trình độ và tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý các doanh nghiệp gia công xuất khẩu tại cục hải quan nghệ an (Trang 95)

ngũ cán bộ, lãnh đạo tại Cục hải quan Nghệ An

Hàng gia công xuất khẩu, cũng như các mặt hàng xuất nhập khẩu khác đều phải tuân thủ các quy trình thủ tục hải quan. Tuy nhiên, do đặc thù của loại hình kinh doanh gia công gồm nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công.

Do đó có thể thấy việc tập trung nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo tại Cục hải quan Nghệ An làm công tác quản lý hàng gia công xuất khẩu là rất cần thiết nhằm xây dựng một lực lượng cán bộ hải quan vừa tinh thông nghiệp vụ hải quan, có kiến thức sâu rộng về kinh tế, pháp luật, thông thạo ngoại ngữ, vừa có phẩm chất trong sáng vững vàng, tận tụy trong công việc.

Cán bộ, công chức Cục hải quan Nghệ An cần nhận thức được rằng họ là công cụ quan trọng của Nhà nước trong khâu quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, họ cũng cần đứng ở phía doanh nghiệp để thấy rằng

doanh nghiệp nhận gia công thực chất là người làm thuê cho doanh nghiệp đặt gia công nước ngoài nên phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng gia công. Vì vậy, cần tránh thói làm việc quan liêu, sách nhiễu gây thiệt hại không những về kinh tế mà bên cạnh đó là những hậu quả xã hội như do mất bạn hàng nên công nhân mất việc làm.

Để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức Cục hải quan Nghệ An, trước hết cần tập trung lãnh đạo và bố trí kinh phí thỏa đáng cho đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên đối với công chức, xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức theo các tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức hải quan.

Về phương thức đào tạo, cần nghiên cứu cải tiến để phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, kết hợp giữa cử cán bộ đi đào tạo tại các trường lớp chính quy với việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tại cơ sở, đơn vị công tác, coi trọng việc truyền đạt, hướng dẫn của cán bộ quản lý, cán bộ có kinh nghiệm lâu năm đối với cán bộ trẻ, mới vào ngành công tác.

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức hải quan; Cục hải quan Nghệ An chủ động có kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn cho các doanh nghiệp và các đối tượng liên quan khác đến làm thủ tục hải quan về những nội dung cần thiết như danh mục hài hòa mô tả và mã hàng hóa (danh mục HS), về xác định trị giá Hải quan theo GATT, về công ước Kyoto,... để các đối tượng này nắm vững và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho Cục hải quan Nghệ An trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Công tác này cần được thực hiện thường xuyên để các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhanh chóng, đúng quy định, tránh gây ùn tắc làm thủ tục hải quan.

Đi đôi với công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hải quan, Cục hải quan Nghệ An cần tăng cường công tác chính trị, tư tưởng và quản lý cán bộ. Những công việc hàng ngày mà cán bộ, công chức hải quan đảm nhiệm phải thường xuyên tiếp xúc với tiền, hàng trong khi đời sống của đại đa số cán bộ nhân viên hải quan chưa cao. Do đó, trên thực tế cũng đã xảy ra một số trường hợp cán bộ hải quan vụ lợi, bị lôi kéo nên đã thông đồng, tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế, gian lận, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế cho ngân sách Nhà nước

và hậu quả nặng nề cho nền sản xuất trong nước. Công tác bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng của cán bộ hải quan cần được đẩy mạnh hơn nữa, cụ thể như:

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ lãnh đạo các cấp, phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa các cấp quản lý, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Cục hải quan Nghệ An, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế.

- Coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, danh dự và trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ, công chức hải quan. Thường xuyên tổ chức phê bình và tự phê bình, bảo vệ chính trị nội bộ, có phương án phòng ngừa đối với các đơn vị, địa bàn, công việc trọng điểm. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra của lãnh đạo các cấp trong Ngành. Thực hiện quản lý cán bộ thông qua quản lý công việc, xử lý nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp sai phạm, kịp thời khen thưởng, động viên những nhân tố tích cực, những việc làm tốt. Tiến hành rà soát, đánh giá đúng lực lượng, sắp xếp và điều chỉnh cán bộ cho hợp lý, đặc biệt ở các vị trí trọng yếu.

- Phát động và duy trì thường xuyên các phong trào thi đua yêu nước với phương thức và nội dung thiết thực, phù hợp với hoạt động thực tiễn của từng đơn vị. Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong việc giáo dục, động viên Đảng viên, Đoàn viên hưởng ứng, thực hiện các cam kết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát hiện và nhân rộng các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến.

3.2.4. Hệ thống hóa pháp luật để phát hiện những chồng chéo mâu thuẫn, bổ sung những sơ hở trong các quy định pháp luật

Trong lĩnh vực quản lý hoạt động gia công xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài cho đến hiện nay chúng ta chưa xây dựng một văn bản nào hoàn chỉnh để điều chỉnh một cách toàn diện hoạt động này. Các quy định điều chỉnh hoạt động gia công nằm trong luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu- nhập khẩu, Luật đầu tư nước ngoài, Luật Thuế giá trị gia tăng, các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Chính vì nằm rải rác như vậy nên việc các doanh nghiệp nghiên cứu triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do không thể nắm bắt một cách có hệ thống. Trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí cả hộ gia đình cũng tham gia vào hoạt động gia công xuất khẩu thì việc nghiên cứu nắm bắt các văn bản liên quan đến quản lý

hàng gia công là một việc làm hết sức khó khăn. Cách tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chỉ là học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước khi làm thủ tục Hải quan. Một số quy định hiện hành tuy đã lỗi thời và không phù hợp với thực tế nhưng các doanh nghiệp cũng không nắm bắt được nên không đưa ra được các kiến nghị cần thiết với cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng tại các buổi đối thoại giữa cơ quan hải quan với cộng đồng doanh nghiệp.

Hiện nay trên thị trường gia công quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt với các doanh nghiệp Trung quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia thậm chí cả các doanh nghiệp của Campuchia cũng đang tích cực cạnh tranh giành thị phần gia công xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không còn tạo được ưu thế về nhân công giá rẻ như trước đây nên cần thiết phải nâng cao trình độ tay nghề và năng suất lao động, trình độ quản lý và khả năng khai thác thị trường tốt. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay các doanh nghiệp rất cần có sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhà nước. Bên cạnh sự hỗ trợ bằng các biện pháp về kinh tế như miễn giảm thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, cho vay ưu đãi để kích thích sản xuất phát triển thì vấn đề hỗ trợ về mặt pháp lý là rất cần thiết. Sự hỗ trợ về mặt pháp lý ở đây bao gồm nhiều biện pháp khác nhau trong đó cần có nội dung cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính đặc biệt là về thủ tục hải quan và thủ tục hành chính của các cơ quan có liên quan. Thời gian vừa qua Tổng cục Hải quan đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với các Hiệp hội lớn trong cả nước có liên quan đến hoạt động gia công xuất khẩu đã phát hiện rất nhiều vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật đối với hàng gia công xuất khẩu. Đây thực sự là một rào cản đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công cho nước ngoài. Hiện nay công tác rà soát văn bản có liên quan đến vấn đề gia công xuất khẩu đang được rà soát kỹ lưỡng để phát hiện ra những vấn đề bất cập cần nghiên cứu sửa đổi kịp thời.

Quá trình rà soát các quy định của pháp luật về gia công cần thiết phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp trong cả nước, bởi vì vấn đề gia công xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng tập trung vào nhiều ngành hàng với hàng trăm loại hàng khác nhau nên bản thân ngành Hải quan cũng không nắm bắt hết được các khó khăn của doanh nghiệp nên không có sự điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra phải kể đến một số vấn đề bất hợp lý tuy đã được phát hiện nhưng lúng túng trong việc sửa đổi bổ sung gây nên sự chậm trễ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp gia công xuất khẩu.

Trong các quy định của pháp luật để quản lý hoạt động gia công còn nhiều quy định quá chặt chẽ không tương thích với Luật pháp quốc tế. Hơn ai hết các doanh nghiệp gia công xuất khẩu trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài nắm rất rõ vấn đề này. Chính vì vậy quá trình sửa đổi các quy định của pháp luật trong nước để phù hợp với luật pháp quốc tế và tập quán thương mại quốc tế cũng cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp gia công xuất khẩu.

Mặt khác các quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động gia công xuất khẩu cũng còn nhiều sơ hở để một số doanh nghiệp lợi dụng nhằm thu lợi bất chính. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài để khẳng định cho một thương hiệu đạt tầm quốc tế. Đối với các sơ hở của pháp luật về gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ và góp ý kiến với các cơ quan quản lý để khắc phục ngay những sơ hở đó.

Hiện nay, do các quy định đối với hàng gia công xuất khẩu còn phân tán và nằm ở nhiều văn bản khác nhau nên ngay cả đối với cơ quan hải quan cũng khó triển khai thực hiện vì có nhiều văn bản cùng điều chỉnh hoạt động gia công xuất khẩu nên có tình trạng cùng trong ngành Hải quan nhưng mỗi địa phương có cách hiểu khác nhau và cách thực hiện khác nhau.

Do đó cần thiết phải hệ thống hóa toàn bộ các quy định liên quan đến hoạt động gia công xuất khẩu để đưa vào một văn bản điều chỉnh riêng để giúp cơ quan hải quan và doanh nghiệp cùng thuận lợi trong khi thi hành và áp dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý các doanh nghiệp gia công xuất khẩu tại cục hải quan nghệ an (Trang 95)