PLXHCN cĩ quan hệ qua lại với các quy phạm xã hội khác trongCNXH.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 91)

- Bản chất thứ 3, PL cịn thể hiện bản chất xã hội thơng qua tính dân tộc và tính mở.

g. PLXHCN cĩ quan hệ qua lại với các quy phạm xã hội khác trongCNXH.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm mang tính bản chất ở trên, luôn có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng ...

- Đạo đức là những quan niệm, quan điểm của con người (một cộng đồng, một tầng lớp hoặc một giai cấp) về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, danh dự, nghĩa vụ... Do điều kiện của đời sống vật chất và tinh thần còn có sự khác nhau nhất định nên những quan niệm này cũng rất đa dạng. Trên cơ sở của các quan niệm và quan điểm đó những quy tắc xử sự mang tính đạo đức được hình thành và tạo ra cơ sở cho hành vi của con người. Như vậy, trong thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại nhiều loại đạo đức khác nhau, chúng luôn tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.

=>Pháp luật XHCN thể hiện ý chí chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phản ánh những lợi ích cơ bản và lâu dài của họ nhằm xây dựng một xã hội mới trong đó mỗi người đều có thể phát huy vai trò và khả năng của mình. Vì vậy, một mặt, pluật có tác động mạnh mẽ tới đạo đức, mặt khác nó cũng chịu sự ảnh hưởng nhất định của đạo đức.

- Tập quán là một loại quy phạm xã hội mang tính đạo đức, được đảm bảo bằng sức mạnh của dư luận xã hội. Có những tập quán được hình thành và tồn tại trong một thời gian nhất định và trong phạm vi hẹp. Nhưng cũng có những tập quán được lưu truyền từ đời này qua đời khác và trên một phạm vi rộng. Những tập quán đó hình thành nên truyền thống.

=> Kể cả hai loại, loại có tác dụng tích cực và loại có ảnh hưởng tiêu cực, tập quán và truyền thống luôn có sự tác động nhất định tới việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật, đồng thời chúng cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật. Cho nên để phát huy vai trò của pháp luật thì cần thiết phải xét đến mối quan hệ giữa pháp luật với tập quán và truyền thống, để phát huy tính tích cực của các tập quán và truyền thống tiến bộ, đồng thời có biện pháp để loại bỏ dần những tập quán xấu.

- Bên cạnh pháp luật và các quy phạm đạo đức còn tồn tại các quy phạm xã hội

khác, các quy phạm do các tổ chức xã hội đề ra. Đặc điểm của các quy phạm này

là chúng được vận dụng để điều chỉnh các quan hệ nội bộ của các tổ chức nhất định như: kết nạp hội viên (thành viên), xác định mục đích và nguyên tắc hoạt động, quy định quyền và nghĩa vụ của hội viên ... Các loại quy phạm này sẽ còn

tồn tại trong một thời gian dài và có tính độc lập tương đối, một mặt chúng chịu sự tác động mạnh mẽ của pháp luật, mặt khác lại có sự ảnh hưởng nhất định đối với pháp luật.

Để pháp luật thể hiện đúng bản chất của mình, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn, cần phải xem xét và giải quyết tốt mối quan hệ của pháp luật với các hiện tượng nêu trên.

Từ tất cả các vấn đề trên, rút ra khái niệm PLXHCN:

PL XHCN là hệ thống những quy tắc xử sự của con người thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, do NN xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của NN trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tơn trọng và thực hiện.

Câu 21 . Vai trị của pháp luật XHCN

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tơn trọng và thực hiện.

Với tư cách là yếu tớ điều chỉnh các quan hệ XH thì PL có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự tờn tại và phát triển của XH. Tuy nhiên, trên thực tế đã có quan niệm khơng đúng về vai trò của PL: hoặc hạ thấp hay quá đề cao vai trò của nó. Đó là quan niệm sai lầm, phi lịch sử về khoa học.

Ở Việt Nam, vai trò của PL được ghi nhận tại Điều 2 của Hiến Pháp : “Nhà nước quản lý XH bằng pháp luật khơng ngừng tăng cường pháp chế XHCN”. Hiến Pháp là đạo luật có giá trị cao nhất điều chỉnh tất cả những vấn đề liên quan đến chính trị, KT, VH, XH... là cơ sở để các đạo luật và VB dưới luật tuân theo.

Ví dụ: HP quy định các vấn đề chung, mang tính định hướng, trong đó riêng từng lĩnh vực đều có các ngành luật, hướng dẫn thi hành luật thực hiện cụ thể.

Vai trò của pháp luật XHCN được hiểu theo những điểm sau đây:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w