Thành phần (Cấu thành) của quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 113)

- Theo tinh thần Đại hội X, những việc cần làm để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa:

3.Thành phần (Cấu thành) của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi chủ thể, nội dung và khách thể.

a.Chủ thể quan hệ pháp luật.

* Khái niệm: Là những cá nhân, tổ chức cĩ khả năng trở thành các bên tham gia

quan hệ pháp luật, cĩ những quyền và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở những quy phạm pháp luật.

- Chủ thể quan hệ pháp luật cĩ thể là cá nhân hay tổ chức.

+ Cá nhân (thể nhân) bao gồm: Cơng dân, người nước ngồi, người khơng quốc tịch + Những người này đều cĩ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, mỗi loại chủ thể khác nhau tùy theo năng lực pháp luật của mình chỉ tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định. Chẳng hạn, cá nhân là người nước ngoài không thể tham gia các quan hệ bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước ở Việt Nam.

- Chủ thể quan hệ pháp luật (theo quy định của nhà nước) phải cĩ năng lực chủ thể.

Năng lực chủ thể bao gồm: Năng lực hành vi và năng lực pháp luật:

+ Năng lực pháp luật: Là khả năng cĩ quyền hoặc cĩ nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước

quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định.

Với năng lực pháp luật, các chủ thể chỉ tham gia thụ động vào các quan hệ pháp luật hoặc được pháp luật bảo vệ trong các quan hệ nhất định. Tính thụ động của chủ thể ở chỗ là không tự tạo ra được cho mình các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có được trong mối quan hệ pháp luật cụ thể là do ý chí của nhà nước, ý chí của người thứ ba.

Ví dụ : Một đứa trẻ được thừa kế khi bố, mẹ chết. Quan hệ thừa kế này phát sinh

không có di chúc. Xét trong mối quan hệ thừa kế này thì đứa trẻ là chủ thể có năng lực pháp luật và nhà nước bảo vệ các quyền hợp pháp của đứa trẻ này.

Đặc điểm: Năng lực pháp luật của cá nhân do nhà nước quy định. Nĩ xuất hiện kể từ

khi cá nhân sinh ra và chỉ mất khi người đĩ đã chết. Trong một số lĩnh vực năng lực pháp luật được mở rộng dần từng bước phụ thuộc vào sự phát triển thể lực và trí lực của cá nhân, thơng thường căn cứ vào độ tuổi.

+ Năng lực hành vi: Là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho tổ chức, cá nhân bằng

những hành vi của chính bản thân mình cĩ thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Tổ chức hoặc cá nhân có năng lực hành vi sẽ được tham gia với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật, bằng hành vi của mình có thể độc lập xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.

Đặc điểm: Khác với năng lực pháp luật, năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi cá

nhân đã đến độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định.

Ví dụ: Ơû nước ta, năng lực kết hôn được pháp luật quy định là 20 tuổi (đối với

nam), 18 tuổi (đối với nữ); năng lực bầu cử (18 tuổi tròn). Nhưng, năng lực hành vi trong quan hệ pháp luật lao động lại xuất hiện sớm hơn (tuổi 16). Năng lực pháp luật hình sự cũng xuất hiện ở cá nhân vào độ tuổi 16.

- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính không tách rời của mỗi cá nhân nhưng không phải là những thuộc tính tự nhiên, không phải sẵn có

khi người đó sinh ra mà là những thuộc tính pháp lý. Chúng đều do nhà nước thừa nhận cho mỗi tổ chức hoặc cá nhân. Chỉ thông qua quy phạm pháp luật ta mới biết được tổ chức, cá nhân nào có năng lực chủ thể pháp luật để tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định.

- Mối quan hệ giữa Năng lực pháp luật và Năng luật hành vi của năng lực chủ thể: . NLPL là điều kiện cần, NLHV là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của QHPL.

. Nếu chủ thể chỉ cĩ NLPL mà khơng cĩ NLHV hay bị Nhà nước hạn chế NLHV thì họ khơng thể tham gia một cách tích cực vào các QHPL (tức là khơng tự mình tham gia các quan hệ PL được). Chủ thể chỉ cĩ thể tham gia thụ động vào các quan hệ PL thơng qua hành vi của người thứ ba hoặc được NN bảo vệ trong một số quan hệ PL nhất định.

. Năng lực PL là tiền đề của năng lực hành vi nên khơng thể cĩ chủ thể PL mà khơng cĩ năng lực PL mà lại cĩ năng lực hành vi. Vì khi quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì NN cũng cần phải tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức cĩ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý đĩ.

. Năng lực PL và năng lực hành vi đều lấy độ tuổi, cũng như mức độ phát triển về thể lực và trí lực làm cơ sở.

. Đối với chủ thể là pháp nhân, năng lực PL và năng lực hành vi xuất hiện cùng lúc khi pháp nhân ra đời.

- Xuất hiện trên cơ sở của pháp luật nên năng lực chủ thể pháp luật luôn mang tính giai cấp. Ơû các nhà nước khác nhau pháp luật có những quy định khác nhau về

năng lực chủ thể pháp luật. Trong xã hội bóc lột, năng lực chủ thể của cá nhân được quy định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố như đẳng

cấp xã hội, tài sản, tôn giáo, màu da, giới tính... Trong xã hội đó, năng lực chủ thể của phụ nữ thường bị hạn chế rất nhiều, đặc biệt là trong các quan hệ quyền lực nhà nước và quan hệ hôn nhân.

Năng lực chủ thể trong pháp luật xã hội chủ nghĩa là hình thức thể hiện địa vị pháp lý của cá nhân và tổ chức trong điều kiện chính quyền nhân dân và trong điều kiện của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu lớn nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa là bảo vệ lợi ích của xã hội và lợi ích của mỗi con người nên năng lực chủ thể luôn luôn mang tính nhân đạo, tính nhân dân.

* Các loại chủ thể quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 113)