Chủ thể là pháp nhân: Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thừa nhận là chủ thể

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 115)

của quan hệ pháp luật.

+ Đặc điểm: Pháp nhân chỉ xuất hiện khi được nhà nước cho phép, tức là được nhà

nước thừa nhận hoặc thành lập. Tuy nhiên khơng phải tổ chức nào do nhà nước lập ra hoặc thừa nhận cũng cĩ tư cách pháp nhân. Để được cơng nhận là pháp nhân, tổ chức phải cĩ những điều kiện sau đây:

. Phải là tổ chức hợp pháp, cĩ cơ cấu tổ chức và hồn chỉnh. Tổ chức đó phải do nhà nước thành lập, thừa nhận hoặc cho phép thành lập và phải có tên gọi riêng. Cơ cấu tổ chức thống nhất của pháp nhân thể hiện ở sự tồn tại của cơ quan lãnh đạo và các bộ phận cấu thành của nó có mối liên hệ tổ chức mật thiết.

. Phải có tài sản riêng. Dấu hiệu này có ý nghĩa quan trọng bởi tài sản riêng là cơ sở vật chất cho hoạt động của một tổ chức. Sự tồn tại của tài sản. riêng thể hiện ở quyền sở hữu (hay quyền quản lý) của tổ chức đối với một bộ phận tài sản nhất định. Bằng tài sản riêng, pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình.

. Pháp nhân phải có quyền nhân danh mình tiến hành các hoạt động (kể cả hoạt động tố tụng) và phải chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ những hành động đó.

Ngoài ra, để hoạt động bình thường, pháp nhân còn phải có trụ sở để giao dịch, giải quyết các vấn đề có liên quan.

+ Năng lực chủ thể của Pháp nhân: bao gồm năng lực PL và năng lực hành vi, chúng

xuất hiện đồng thời khi pháp nhân ra đời: Năng lực Pháp luật của Pháp nhân:

. NLPL của pháp nhân mang tính chuyên biệt, nghĩa là pháp nhân chỉ cĩ thể tham gia trong những quan hệ pháp luật nhất định chứ khơng phải tất cả các quan hệ pháp luật.

. Phát sinh từ thời điểm được cơ quan NN cĩ thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập. Đối với các pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cấp giấy phép hoạt động.

. Chấm dứt từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp như: phá sản, giải thể, chia nhỏ, hợp nhất…

Năng lực hành vi của pháp nhân : Phát sinh và chấp dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân.

+ Phân loại pháp nhân:

Trong khoa học pháp lý Việt Nam pháp nhân được chia thành pháp nhân công quyền và pháp nhân kinh tế - xã hội.

. Các pháp nhân công quyền bao gồm các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý xã hội, thực hiện quyền lực nhà nước. Các pháp nhân còn lại là

các pháp nhân kinh tế xã hội, nghề nghiệp.

. Trong số các pháp nhân công quyền thì nhà nước được coi là pháp nhân đặc biệt. Pháp nhân nhà nước vừa là cơ quan quyền lực, vừa là cơ quan đại diện cho

chủ quyền quốc gia.

 Tĩm lại chủ thể của QHPL:

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật. Đặc điểm cơ bản trong năng lực chủ thể pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ nhà nước là chủ thể quyền lực chính trị của toàn xã hội, là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội. Chính vì vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ thể của các quan hệ pháp luật quan trọng như quan hệ sở hữu nhà nước, quan hệ thuế, quan hệ hành

chính, quan hệ hình sưï... Nhà nước tham gia các quan hệ này nhằm bảo vệ những

lợi ích cơ bản nhất của Nhà nước và xã hội. Các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ là chủ thể các quan hệ pháp luật khi thực hiện những chức năng, nhiệm vụ nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình. Các tổ chức chính trị xã hội là chủ thể các quan hệ quyền lực nhà nước trong những trường hợp được nhà nước ủy quyền ...

Chú ý về chủ thể: Ngoài các thực thể nhân tạo là pháp nhân, còn có những thực thể nhân tạo khác tuy không phải là pháp nhân song vẫn là các chủ thể của quan hệ pháp luật như các doanh nghiệp tư nhân, các xí nghiệp thành viên của một công ty, các hợp danh ... Những chủ thể này khi tham gia các quan hệ pháp luật thường phải tuân theo một số điều kiện chặt chẽ hơn. Trong thực tế, chúng ta dễ gặp những loại giao dịch, hợp đồng do các chủ thể này thực hiện mà các quyền và nghĩa vụ pháp lý thường bị đặt trong dấu hỏi về thẩm quyền, về năng lực hành vi.

Có thể nói, chủ thể quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa rất đa dạng, chúng ngày càng được phát triển và mở rộng cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Vấn đề chủ thể quan hệ pháp luật sẽ được nghiên cứu kỹ trong mỗi ngành luật cụ thể.

b. Nội dung của quan hệ pháp luật

Một trong những cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa là nội dung của nó. Nội dung của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa bao gồm quyền và nghĩa vụ chủ theå.

Trong lý luận về nhà nước và pháp luật, vấn đề quyền và nghĩa vụ pháp lý được xem xét ở hai góc độ khác nhau.

Thứ nhất, dưới góc độ là năng lực pháp luật của chủ thể thì quyền và nghĩa vụ

pháp lý được xem như những thuộc tính của chủ thể pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ này được Hiến pháp, các luật và văn bản dưới luật khác quy định. Các quyền và nghĩa vụ này tồn tại với chủ thể, chấm dút khi chủ thể không còn. Các quyền và nghĩa vụ như vậy được quy định đối với bất cứ chủ thể nào khi thỏa mãn các điều kiện.

Thứ hai, dưới góc độ kết quả của hoạt động của chủ thể thì đó là các quyền và

nghĩa vụ pháp lý mà chủ thể tạo ra thông qua việc tham gia các quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ : Công ty A ký với công ty B một hợp đồng về mua bán ximăng. A có quyền nhận xi măng và có nghĩa vụ thanh toán, còn B có nghĩa vụ giao xi măng có quyền được nhận giá trị xi măng đã giao theo hợp đồng. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể này được chủ thể tạo ra qua việc ký kết hợp đồng và cấu thành nên nội dung của quan hệ pháp luật mua bán. Nội dung của quan hệ pháp luật được xem xét ở

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w