Đặc điểm của quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 111)

- Theo tinh thần Đại hội X, những việc cần làm để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa:

b.Đặc điểm của quan hệ pháp luật

- Quan hệ pháp luật thuộc loại quan hệ tư tưởng

+ Quan hệ pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng. + Trong các xã hội có giai cấp, mỗi kiểu quan hệ sản xuất có kiểu quan hệ pháp luật phù hợp. Các quan hệ pháp luật phát triển, biến đổi theo sự phát tnển, biến đổi của quan hệ sản xuất và phục vụ quan hệ sản xuất.

+ Mặc dù phụ thuộc vào các quan hệ sản xuất nhưng quan hệ pháp luật cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội cĩ ý chí

Nói cách khác, quan hé pháp luật xuất hiện do ý chí của con người. Như đã nêu ở trên, quan hệ pháp luật là dạng quan hệ cụ thể hình thành giữa những chủ thể nhất định. Các quan hệ này không ngẫu nhiên hình thành mà phải qua hành vi có ý chí

của một hoặc cả hai chủ thể. Có những quan hệ pháp luật mà sự hình thành đòi hỏi cả hai bên thể hiện ý chí (Ví dụ: Quan hệ hợp đồng chính là loại quan hệ này). Cũng có những loại quan hệ pháp luật được hình thành trên cơ sở ý chí của nhà nước (Vi dụ: quan hệ pháp luật hình sự hình thành không phải xuất phát từ ý chí

của người phạm tội. Quan hệ pháp luật hình sự hình thành giữa nhà nước với người phạm tội xuất phát từ ý chí của nhà nước).

 Các quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật thể hiện ý chí

của nhà nước (quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật sở hữu) hoặc trên cơ

sở ý chí của các bên tham gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của nhà nước (quan hệ hợp đồng, quan hệ kết hôn …).

Thông qua ý chí, quan hệ xã hội từ trạng thái vô định (không có cơ cấu chủ thể nhất định) đã chuyển sang trạng thái cụ thể (có cơ cấu chủ thể nhất định). Chẳng hạn, quan hệ sở hữu là loại quan hệ nảy sinh giữa các cá nhân, các tổ chức trong xã hội xung quanh việc xác định chủ quyền đối với một tài sản nhất định. Các quan hệ này tồn tại trong xã hội một cách khách quan dù các cá nhân muốn hay không muốn. Tuy nhiên, quan hệ pháp luật về sở hữu chỉ hình thành giữa các cá nhân cụ thể qua việc khẳng định chủ quyền đối với một tài sản cụ thể. Ví dụ : A

Sao đi săn, thấy con nai chạy qua bèn rút tên bắn. Con nai mang tên trên mình chạy gần đến rừng bên thì chết. Hoàng Pá đi nhặt củi, thấy nai thì cõng về nhà. Ra đến bìa rừng gặp A Sao, A Sao giành lại con nai. Quan hệ pháp luật sở hữu hình thành giữa Hoàng Pá và A Sao.

- Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật XHCN, tức là trên cơ sở ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động được thể chế hĩa. (Vì thế QHPL mang tính giai cấp sâu sắc).

+ Việc lựa chọn những quan hệ xã hội nào để điều chỉnh bằng pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị (ý chí nhà nước).

+ Trong xã hội XHCN những quan hệ xã hội liên quan đến bĩc lột… đều bị pháp luật kìm hãm, những quan hệ liên quan đến lợi ích người lao động được bảo vệ, tạo điều kiện phát triển (xuất phát từ bản chất NN và pháp luật XHCN).

Ví dụ: Để đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em trong gia đình và trong xã hội, nhà nước không đơn thuần chỉ xem nghĩa vụ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái mang tính đạo đức. Bằng các quy phạm pháp luật, nhà nước quy định những mối quan hệ pháp lý giữa họ, ràng buộc họ bằng các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Một trong những nghĩa vụ quan trọng của chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình là không được ngược đãi, đối xử tàn tệ với nhau.

+ Nhiều quan hệ xã hội vốn là quan hệ đạo đức, song dưới tác động của quy phạm pháp luật chúng đã có thể trở thành quan hệ pháp luật. Chẳng hạn, quan hệ giữa hai người đàn ông cùng chung sống với nhau, cùng với sinh hoạt bằng những thu nhập có được là một dạng quan hệ bạn bè, thuộc phạm trù đạo đức. Ơû một số nước tư bản, khi pháp luật cho phép có hôn nhân giữa người cùng giới tính thì quan hệ như vậy lại trở thành quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

- Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế nhà nước.

+ Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là nội dung của quan hệ pháp luật nhưng phải được ghi nhận trong quan hệ pháp luật. Đây là đặc trưng cơ bản của QHPL.

Ví dụ: Trong hợp đồng mua bàn Nhà ở, nội dung quan hệ pháp luật của bên mua cĩ quyền nhận nhà ở, cĩ nghĩa vụ giao tiền mua nhà theo thỏa thuận; bên bán nhà cĩ quyền nhận tiền và cĩ nghĩa vụ giao nhà trong thời gian đã thỏa thuận.

+ Tuy nhiên cần chú ý là Quy phạm pháp luật khơng thể thống kê hết tất cả những

điều kiện hình thành của quan hệ pháp luật, mà trong xử sự thực tế, các chủ thể sẽ tự làm rõ hơn, chi tiết hơn các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật cụ thể đó. Việc chi tiết hóa này luôn phải bảo đảm nguyên tắc là không được trái với pháp luật.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 111)