- Nghĩa vụ chủ thể:
c- Cấu trúc và phân loại của ý thức pháp luật:
Yù thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng có cấu trúc khá phức tạp. Có nhiều cách tiếp cận để xác định cấu trúc và phân loại ý thức pháp luật.
Cấu trúc của ý thức pháp luật:
- Căn cứ vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành, ý thức pháp luật được cấu thành từ hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
+ Hệ tư tưởng pháp luật là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm và học thuyết về
pháp luật. Trong XHCN, hệ tư tưởng PL là tổng thể các quan điểm, học thuyết, tư tưởng của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động về PL XHCN, pháp luật tiến bộ, nhân đạo, dân chủ và cơng bằng nhất, là sự tiếp thu cĩ phê phán các kiểu ý thức pháp luật đã cĩ trong lịch sử.
+ Còn tâm lý pháp luật chỉ là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc thái độ tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý cụ thể khác. Hệ tư tưởng pháp luật mang tính tự giác, tính hệ thống, tính khoa học; còn tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát, thiếu tính hệ thống và cơ sở khách quan khoa học. Trong chế độ CNXH, Tâm lý pháp luật là những tâm lý tình cảm tích cực của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động đối với pháp luật, thái độ đồng tình với pháp luật là thái độ phổ biến.
Tuy nhiên, giữa hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật có mối quan hệ qua lại với nhau: Hệ tư tưởng pháp luật tác động mạnh mẽ tới tâm lý pháp luật, định hướng cho tâm lý pháp luật, khắc phục hạn chế của tâm lý pháp luật; cịn tâm lý pháp luật là tiền đề cho sự hình thành và phát triển các tư tưởng, quan điểm pháp luật.
- Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức, ý thức pháp luật được chia thành ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật có tính lý luận.
+ Yù thức pháp luật thông thường mới chỉ phản ánh được mối liên hệ bên ngoài, có tính cục bộ của hiện tượng pháp luật, chưa có khả năng đi sâu vào bản chất của pháp luật. (chủ yếu là nhận thức trên cơ sở kinh nghiem65cua3 chủ thể về pháp luật).
+ Yù thức pháp luật có tính lý luận là hệ thống các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm về pháp luật, phản ánh được mối liên hệ bên trong, bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp lý.
- Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật, ý thức pháp luật có thể được chia
thành: Yù thức pháp luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật của cá nhân.
+ Yù thức pháp luật xã hội là ý thức của bộ phận tiên tiến đại diện cho xã hội, nó
chứa đựng những tư tưởng, quan điểm khoa học về những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật. Vì nó tiến bộ và có cơ sở khoa học nên ý thức pháp luật xã hội được chính thức hóa trong toàn xã hội.
+ Yù thức pháp luật nhóm chỉ phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của
một nhóm xã hội nhất định về pháp luật. Yù thức pháp luật nhóm có phạm vi tác động nhỏ hơn so với ý thức pháp luật xã hội.
+ Yù thức pháp luật của cá nhân phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lí, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và đối với pháp luật. Trình độ ý thức pháp luật của cá nhân thường thấp hơn ý thức pháp luật xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật để những ý thức pháp luật của cá nhân lên ngang tầm ý thức pháp luật của xã hội.
**** Vai trị của ý thức pháp luật:
- Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hồn thiện pháp luật.
Ý thức PL phải đi trước, phản ánh được xu thế phát triển, thể hiện trong các quan điểm chính thức của Đảng và NN về mục tiêu, định hướng và nội dung của PL. PL được xây dựng trên nền tảng ý thức pháp luật đĩ sẽ là điều chỉnh tích cực các quan hệ XH phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Như thế cũng cĩ ý nghĩa là ý thức pháp luật đã tác động tích cực lên đời sống XH.
- Ý thức pháp luật gĩp phần bảo đảm việc thực hiện pháp luật. hiểu biết về PL, về quyền và nghĩa vụ, cũng như thái độ đúng đắn đối với pháp luật, là cơ sở của ý thức tự giác và trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật. Vì vậy giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, tuyên truyền giải thích PL là vơ cùng quan trọng.
- Ý thức pháp luật là cơ sở đảm bảo cho hoạt động áp dụng đúng đắn pháp luật. Áp dụng pPL là một hoạt động đầy trách nhiệm của cơ quan NN, cán bộ NN cĩ thẩm quyền. Quan điểm, lập trường, hiểu biết PL, nắm vững các quy định của pháp luật là những điều kiện quyết định để đảm bảo áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, từ đĩ bảo đảm pháp chế XHCN.
Câu 26: Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật: