Văn bản cá biệt:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 134)

- Đặc điểm của điều chỉnh pháp luật:

2. Cơ chế điều chỉnh pháp luật

2.2. Văn bản cá biệt:

Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, văn bản cá biệt có vai trò cụ thể hóa những quy tắc xử sự chung thành những quy tắc xử sự cụ thể cho những tổ chức và cá nhân xác định, ghi nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của họ. Các quyền và nghĩa vụ mà văn bản cá biệt đưa ra cho các chủ thể cụ thể không thể khác biệt về nội dung so với những quy định trong quy phạm pháp luật.

Nếu như văn bản quy phạm pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì văn bản cá biệt không những do các cơ quan nhà nước ban hành mà chính bản thân các cá nhân công dân cũng có thể tạo ra chúng.

Văn bản cá biệt do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là vãn bản áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước. Văn bản áp dụng pháp luật là phương tiện để cá biệt hóa các quyền, nghĩa vụ cho mỗi tổ chức, cá nhân cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong trường hợp truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Văn bản áp dụng pháp luật có thể tham gia vào cơ chế điều chỉnh pháp luật ở hai giai đoạn khác nhau:

- Giai đoạn đầu để cá biệt hoá quy tắc xử sự chung thành quy tắc xử sự cá biệt khi quy phạm pháp luật quy định (đòi hỏi) là sự cá biệt hoá các quyền và nghĩa vụ đó phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (những người có trách nhiệm, quyền hạn) tiến hành chứ không phải do những chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó tiến hành.

- Giai đoạn sau nó được dùng để cá biệt hoá các biện pháp cưỡng chế nhà nước mà chế tài các quy phạm pháp luật đã quy định đối với các chủ thể có hành vi trái với pháp luật, vi phạm pháp luật.

Văn bản cá biệt do các cá nhân công dân đưa ra trong những trường hợp chỉ liên quan tới bản thân họ như ký kết các thỏa thuận đặc biệt chỉ liên quan tới các cá nhân công dân trong phạm vi pháp luật cho phép.

Tuy nhiên, cần chú ý là trong một số trường hợp, sự cá biệt hóa các quyền và nghĩa vụ pháp lý không nhất thiết phải thực hiện bằng văn bản cá biệt. Chẳng hạn, một số quy định trong Luật hôn nhân và gia đình.

Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chỉ phát sinh, thay đổi, chấm dứt khi trong thực tế cuộc sống xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện, sự kiện cụ thể mà chúng đã được nêu ra trong các quy phạm pháp luật (đó là các sự kiện pháp lý). Sự kiện pháp lý trong cơ chế điều chỉnh pháp luật là chiếc cầu nối giữa ý chí nhà nước (thể hiện trong quy phạm pháp luật) và quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w