Hiệu quả kinh tế tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 45)

d. Về mặt định tính

2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế tài chính

a. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh khái quát

Khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta thường quan tâm trước hết tới lợi nhuận. Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối, là mục tiêu và là thước đo chủ yếu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu lợi nhuận [05]

Chỉ tiêu này được tính toán theo công thức:

Khi lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi. Tuy nhiên bản thân chỉ tiêu lợi nhuận chưa biểu hiện đầy đủ hiệu quả kinh doanh. Bởi lẽ chưa biết đại lượng ấy được tạo ra từ nguồn lực nào và do đó phải so sánh kết quả ấy với chi phí tương ứng để tìm được mối tương quan của kết quả và hoạt động tạo ra kết quả đó. Trong hoạt động sản xuất ở một doanh nghiệp người ta so sánh với chi phí và vốn kinh doanh với doanh thu để phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

- Sức sinh lợi

Người ta thường hay sử dụng chỉ tiêu sức sinh lợi để biểu hiện mối quan hệ lợi nhuận và chi phí kinh doanh thực tế hoặc lợi nhuận với nguồn tài chính (vốn kinh doanh) để tạo ra nó đồng thời cũng thể hiện trình độ, năng lực kinh doanh của nhà nhà kinh doanh trong việc sử dụng các yếu tố đó.

- Sức sinh lợi của doanh thu thuần [05] Sức sinh lợi của

doanh thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế

(2.3) Doanh thu thuần

Sức sinh lợi của doanh thu thuần cho biết cứ trong một đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Sức sinh lợi của chi phí hoạt động [05] Sức sinh lợi của chi

phí hoạt động =

Lợi nhuận sau thuế

(2.4) Chi phí hoạt động

Đại lượng này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu [05] Sức sinh lợi của vốn

chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

(2.5) Vốn chủ sở hữu bình quân

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu còn gọi là tỷ suất hoàn vốn kinh doanh cho biết cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Các chỉ tiêu này là thước đo mang tính quyết định khi đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận - Hiệu quả sử dụng vốn

Vốn kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động nhập khẩu. Nếu thiếu vốn hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ hoặc kém hiệu quả. Do đó các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là chỉ tiêu quan trọng. Chỉ tiêu này được xác định qua công thức tỷ suất hoàn vốn kinh doanh ở trên, nhưng ở đây có thể đưa ra một số công thức được coi là đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và từng bộ phận của đồng vốn.

o Sức sinh lợi của vốn cố định [05] Sức sinh lợi của vốn

cố định =

Lợi nhuận sau thuế

(2.6) Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi hoặc số thu nhập thuần tuy trên một đồng vốn cố định hoặc số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận.

o Sức sinh lợi của vốn lưu động [05] Sức sinh lợi của vốn

lưu động =

Lợi nhuận sau thuế

(2.7) Vốn lưu động bình quân

Sức sinh lợi của vốn lưu động biểu thị mỗi đợn vị vốn lưu động tham gia vào hoạt động nhập khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.

o Số vòng quay của vốn lưu động [05] Số vòng quay của vốn

lưu động =

Doanh thu thuần

(2.8) Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này biểu thị mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh thì có khả năng mang lại bao nhiêu đồng vốn doanh thu thuần hay biểu thị số ngày luân chuyển của vốn lưu động của doanh nghiệp.

o Số ngày một vòng quay vốn lưu động [05] Số ngày một vòng

quay của vốn lưu động =

365

(2.9) Số vòng quay của vốn lưu động

o Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động [05] Hệ số đảm nhiệm vốn

lưu động =

Doanh thu thuần

(2.10) Vốn lưu động trung bình

- Hiệu quả sử dụng lao động

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở hiệu suất sử dụng số lượng lao động và hiệu suất sử dụng ngày công lao động.

o Hiệu suất sử dụng số lượng lao động theo doanh thu thuần kinh doanh [05]

Hiệu suất sử dụng số lượng lao động theo doanh thu

thuần kinh doanh

=

Doanh thu thuần kinh doanh

(2.11) Số lượng lao động sử dụng bình

quân

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tham qua quá trình sản xuất đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu.

o Hiệu suất sử dụng ngày công lao động theo doanh thu thuần kinh doanh [05]

Hiệu suất sử dụng ngày công lao động theo doanh

thu thuần kinh doanh

=

Doanh thu thuần kinh doanh

(2.12) Tổng số ngày công sử dụng trong

kỳ

Chỉ tiêu này cho biết mỗi ngày công lao động đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu.

2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả

kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:

o Tăng thu ngân sách

Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

o Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động

Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

o Nâng cao đời sống người lao động

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội...

o Tái phân phối lợi tức xã hội

Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 45)