Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
3.4.4. Phân tích yếu tố thị trường
Mặc dù, công ty đã tham gia kinh doanh ở Việt Nam được 4 năm nhưng thị trường kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế và tương đối nhỏ.
Về mặt phạm vi: Hiện nay công ty mới chỉ chú trọng phát triển thị trường tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trong đó số lượng dự án tại Hà Nội là 5, còn Hồ Chí Minh là 2.
Bảng 3.9: Kết quả kinh doanh trên một số thị trường
Đơn vị tính: đồng
Khu vực thị trường Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2012-2011
Tương đối Tỉ lệ%
Hà nội 4,534,599,000 1,256,789,000 -3,277,810,000 -72.28% Hồ Chí Minh 2,428,945,000 869,460,000 -1,559,485,000 -64.20%
Khác 0 0 0 0.00%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ năm 2011, 2012) Về mặt doanh số: Doanh số kinh doanh năm 2012 có giảm mạnh so với năm 2011. Mặc dù là doanh nghiệp mới nhưng công ty cũng đã từng bước chiếm lĩnh được thị trường khu vực Hà Nội, Hồ Chính Minh. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần phải có những chiến lược phù hợp để củng cố thị trường hiện tại và phát triển thị trường mới.
Về quan hệ đối tác: Hiện nay công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng quan hệ với các tổng thẩu, công ty tư vấn và chủ đầu tư bất động sản.
Về mặt phân khúc thị trường: Hiện nay Công ty chỉ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho phân khúc thị trường cao cấp đó là: khách sạn, trung tâm thương mại,
văn phòng và chung cư cao cấp.
Bảng 3.10: Kết quả kinh doanh theo phân khúc thị trường
Đơn vị tính: đồng
Khu vực thị
trường Năm 2011 Tỉ lệ % Năm 2012 Tỉ lệ %
So sánh năm 2012-2011 Tương đối Tỉ lệ% Khách sạn 2,534,599,00 0 36.40% 1,034,589,00 0 48.66% - 1,500,010,000 - 59.18% Trung tâm thương mại 1,986,754,00 0 28.53% 769,460,000 36.19% - 1,217,294,000 - 61.27% Chung cư cao
cấp 1,497,655,00 0 21.51% 243,570,000 11.46% - 1,254,085,000 - 83.74% Khác 944,536,000 13.56% 78,630,000 3.70% -865,906,000 - 91.68% Tổng doanh thu 6,963,544,00 0 100.00% 2,126,249,00 0 100.00% - 4,837,295,000 - 69.47% (Nguồn: Báo cáo nội bộ năm 2011, 2012) 3.4.5. Phân tích yếu tố sử dụng lao động
Lao động là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tuyển dụng và chính sách đào tạo phải đảm bảo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Chính mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi những cán bộ quản trị kinh doanh phải có các tiêu chuẩn cao. Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ vào loại công việc để xác định số người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ công nhân viên. Chỉ xét tuyển những lao động có trình độ phù hợp, có kỹ thuật nghiệp vụ để đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Để đảm bảo đội ngũ công nhân viên có chất lượng công ty đã áp dụng chế độ thử việc trước khi ky hợp đồng chính thức.
Thị trường lao động mở ra, song cũng như các doanh nghiệp khác công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm thị trường. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi đội ngũ cán bộ của công ty phải có trình độ quản ly tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, đội ngũ công nhân phải có tay nghề cao, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó công ty cũng chú y đến việc nâng cao tay nghề cho nhân viên, có các
hình thức khuyến khích họ phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao hiệu quả tăng thu nhập cho tập thể cán bộ công nhân viên.
Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng lao động thể hiện qua việc năng suất làm việc của lao động, kết quả hoàn thành công việc của mỗi nhân viên. Như vậy có rất nhiều cách đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV Metronic thường đánh giá theo 2 cách sau:
- Đánh giá tổng thể trên toàn bộ công ty theo tường năm: Hàng năm, căn cứ vào chỉ số lợi nhuận do mỗi lao động tạo ra. Công ty sẽ đánh giá cụ thể xem mỗi lao động, nhân viên tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bảng 3. 11: Mô tả lợi nhuận bình quân cho một lao động.
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Tổng doanh thu (x1000Đ) 6,963,544 2,126,249 Tổng chi phí (x1000Đ) 6,172,756 2,076,965
Lợi nhuận (x1000Đ) 790,788 49,284
Thuế thu nhập doanh nghiệp(x1000Đ) 0 0 Lợi nhuận sau thuế (x1000Đ) 790,788 49,284
Số lao động 18 18
Chi phí trả lương (x1000Đ) 2,634,241 1,577,036 Lương bình quân (x1000Đ) 146,347 87,613 Lợi nhuận bình quân cho lao động (x1000Đ) 43,933 2,738
(Nguồn: Báo cáo nội bộ năm 2011, 2012)
Bảng 3.11 thể hiện lợi nhuận bình quân cho một lao động năm 2011 là cao nhất tương đương 43,933 nghìn đồng. Năm 2012 con số này giảm xuống còn 2,738. Điều này thể hiện năm 2012, Công ty tạo ra ít công ăn việc làm cho lao động hơn. Hay nói cách khác năm 2012, công ty ít việc hơn.
Cách đánh giá này thể hiện một con số chung nhất. Chưa phân biết rõ ràng hiệu quả lao động từng người.
- Đánh giá theo từng dự án: Sau mỗi dự án, công ty sẽ đánh giá hiệu quả thực hiện dự án và hiệu quả sử dụng lao động thông qua các con số như chi phí thực hiện dự án,
tiến độ thực hiện dự án và lợi nhuận mỗi dự án mang lại.
Quỹ lương
Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian làm việc cho doanh nghiệp theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp. Với khái niệm đó có thể hiểu rằng: đối với doanh nghiệp tiền lương là một khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn đối với người lao động tiền lương là một bộ phận của thu nhập mà họ được hưởng. Trong quản ly, tiền lương còn có y nghĩa là đòn bẩy kinh tế có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất, từ đó mà nâng cao năng suất lao động của họ. Vì vậy không thể đặt vấn đề tiết kiệm tiền lương một cách đơn giản như các khoản chi phí khác.
Muốn hạch toán tiền lương tốt thì một vấn đề không thể thiếu được là phải hạch toán lao động về số lượng và chất lượng, thời gian lao động và kết quả lao động vì đó là căn cứ đề tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác là muốn hạch toán tiền lương thì phải hạch toán lao động trước. Hiện nay ở công ty có các hình thức trả lương sau:
Đối với nhân viên ở các phòng ban chủ yếu trả lương dựa vào số ngày làm việc và mức độ hoàn thành công việc được giao để phân chia
Đối với công nhân thì lương được trả theo sản phẩm căn cứ vào số lượng và chất lượng công tác giao khoán mà công nhân hoàn thành trong kỳ.
Khi phân tích đánh giá chung về tiền lương có thể so sánh chỉ tiêu chi phí tiền lương giữa các thời kỳ, song sự thay đổi giá trị tuyệt đối của chi phí tiền lương chưa nói được y nghĩa kinh tế cụ thể. Nó không phản ánh sự tiết kiệm hay bội chi cũng không phản ánh hiệu quả lao động. Để nhận định tổng quát về chi phí tiền lương cần phải dựa vào tỷ trọng chi phí tiền lương.
Bảng 3.12: Mô tả tỷ trọng chi phí tiền lương
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối12/11 12/11%
Tổng doanh thu (x1000Đ) 6,963,544 2,126,249 4,837,295 69.47% Tổng chi phí (x1000Đ) 6,172,756 2,076,965 4,095,791 66.35% Lợi nhuận (x1000Đ) 790,788 49,284 741,504 93.77% Thuế thu nhập doanh
nghiệp(x1000Đ) 0 0
Lợi nhuận sau thuế (x1000Đ) 790,788 49,284 741,504 93.77% Chi phí tiền lương 2,634,241 1,577,036 1,057,205 40.13%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012)
Biểu 3.8: Mô tả tỷ trọng tiền lương
+ So sánh năm 2011 và 2012:
Năm 2012 doanh thu giảm 4,837,295 nghìn đồng (giảm 69.47%) so với năm 2011, trong khi đó chi phí về tiền lương giảm 1,057,205 nghìn đồng (giảm 40.13%). Như vậy doanh thugiảm nhanh hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã sử dụng tiền lương hiệu quả. Ngoài ra tiền lương bình quân giảm 58.734 nghìn đồng (giảm 40.13%) còn năng suất lao động giảm 41.195 nghìn đồng (giảm 93.77%). Tỉ lệ giảm năng suất lao động giảm nhiều hơn lương bình quân. Điều đó chứng tỏ mặc dù năm 2012, Công ty gặp nhiều khó khăn về dự án nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn duy trì đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động. Tóm lại chính sách lương
công ty năm 2012 đạt hiệu quả.
+ Trong ba năm 2010-2012 với số lao động có tăng nhưng bình quân một lao động ngày giảm và năng suất lao động năm 2010, 2012 tăng chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả về sử dụng lao động, chất lượng lao động ngày càng cao và công ty chú trọng đầu tư vào phát triển nguồn lực trong giai đoạn này. Sự tăng lên này là do công ty đã chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ lao động, sắp xếp lao động một cách hợp ly tránh tình trạng lao động nhàn rỗi không có việc làm.