Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 96)

b. Định hướng phát triển sản phẩm

4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm

4.2.3.1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm

Nhu cầu về sản phẩm công nghệ cao trở nên đa dạng về chủng loại và có sai khác nhau về nhu cầu giữa các loại thị trường.Vì vậy, để khai thác hết tiềm năng của các phân đoạn thị trường, cần xây dựng những chính sách đa dạng hoá sản phẩm một cách khả thi, mở rộng tuyến sản phẩm.

Công ty cần phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng, số lượng, mức giá được thị trường chấp nhận, đảm bảo cho Công ty có sự tiêu thụ chắc chắn, có lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín sản phẩm của Công ty.

Dựa vào nội lực thực tế của mình trong những giai đoạn nhất định thì cần phải có một chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn. Đối với Công ty trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện chiến lược sản phẩm sau:

-Thứ nhất Công ty phải không ngừng thay đổi mầu mã của hàng hoá sao cho phục vụ được các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Những mẫu mã mới phải được thiết kế dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở từng dự án. Chẳng hạn, đối với các dự án văn phòng cao cấp, Khách hàng thường quan tâm đến mẫu mã sản phẩm như: sang trọng. Đối với dự án căn hộ, khách hàng quan tâm đến tính năng tiện dụng, độ bền cao v.v…

- Thứ hai, tìm kiểm và phát triển các sảm phẩm phù hợp với nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Nếu như, trước kia Công ty chỉ tập trung vào các dự án lớn như văn phòng, chung cư cao cấp, trung tâm thương mại. Tuy nhiên do nền kinh tế đang gặp khó khăn, do dó số lượng các dự án này xu hướng giảm. Thay vào đó, các dự án quy mô vừa và nhỏ ngày càng tăng. Đây cũng là một cơ hội mới cho Công ty để đẩy mạnh phát triển.

+ Những sản phẩm và giải pháp bình dân: Tìm kiếm các sản phẩm từ nhà cung cấp ở khu vực châu á. Bởi lẽ, các sản phẩm đảm bảo giá thành rất cạnh tranh, Nếu như trước kia ta chỉ tập trung vào nhà cung cấp đến từ Mỹ, EU. Nay, thay vào đó là các công ty đến từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Ngoài ra, tập trung vào những nhà cung cung cấp trong khối được miễn giảm thuế nhập khẩu. Kéo theo giá thành đầu vào giảm đáng kể.Từ đó nâng cao năng lực cạnh trạnh, phù hợp với thì trường.

+ Những sản phẩm, giải pháp đơn le: Đó là những sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.Thay vì khách hàng phải bỏ chi phí cao để đầu tư toàn bộ giải pháp tổng thể. Hiện nay, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong kế hoạch đầu tư tùy theo ngân sách tài chính, tính ưu tiên.Sản phẩm này thường sẽ phù hợp với các dự án quy mô vừa, nhỏ và khách hàng cá nhân.Ngoài ra các sản phẩm giải pháp này phải đảm bảo tính mở rộng về quy mô.

gặp khó khăn nhưng không vì thế mà Công ty không chú trọng.Công ty không ngừng đầu tư về nguồn lực để đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Những sản phầm này thường được cung cấp cho các dự án quy mô lớn. Đây là tiền đề để hình thành thương hiệu của công ty, tạo ra năng lực cạnh tranh,

- Thứ ba, chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định uy tín kinh doanh. Vì vậy, trong quá trình đa dạng hóa sản phẩm và xuất xứ.Công ty phải tìm hiểu và đánh giá một cách cẩn thận trước khi đưa vào thị trường tiêu thụ.

Tóm lại, trong chính sách sản phẩm có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như chất lượng sản phẩm, sự cải tiễn mẫu mã… nếu công ty giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w