Xây dựng chính sách huy động vốn hợp ly

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 83)

b. Định hướng phát triển sản phẩm

4.2.1.2.Xây dựng chính sách huy động vốn hợp ly

Một chính sách huy động và sử dụng vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa trên chính sách này, Công ty sẽ xác định được nhu cầu vốn huy động từng thời kỳ nhất định và các phương thức để huy động cho lượng vốn cần thiết.

Tình hình tài chính của Công ty hiện nay đang rất khó khăn. Báo cáo tài chính năm 2012 chỉ ra rất rõ vốn chủ sở hữu rất thấp, trong khi đó các khoản phải thu rất

lớn. Do vậy nếu doanh nghiệp không có chính sách huy động vốn hợp ly sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, cũng như xây dựng các chiến lược dài hạn. Do vậy trong quá trình xây dựng cần phải đạt được những điểm chính sau:

+ Chính sách cơ cấu vốn:

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh cơ cấu vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp còn phải xác định được cơ cấu tài chính của mình. Cơ cấu tài chính là sự kết hợp nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tổng tài sản của doanh nghiệp. Xác định cơ cấu tài chính là phải xác định tỉ lệ giữa các nguồn vốn dài hạn tức là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn tức là các khoản nợ ngắn hạn. Đối với công ty thương mại như Công ty TNHH MTV Metronic Việt Nam, trong cơ cấu tài chính sẽ không có các khoản nợ dài hạn. Do đó công ty chỉ quan tâm đến vốn chủ sở hữu và các khoản nợ ngắn hạn.

Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng chính sách huy động vốn và sử dụng vốn đều phải xác định cơ cấu vốn mục tiêu. Cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp là tỉ lệ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu mà công ty muốn đạt được trong quá trình huy động và sử dụng vốn. Cơ cấu vốn mục tiêu mà công ty muốn đạt được là cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn tối ưu cho phép hạn chế đến mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, hạn chế rủi ro và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn, cơ cấu vốn mục tiêu sẽ là cơ sở cho các quyết định huy động và sử dụng vốn thích hợp. Nếu tỉ lệ nợ cao hơn mức mục tiêu, công ty sẽ phải huy động vốn bằng cách tăng cường vốn chủ sở hữu. Ngược lại nếu tỉ lệ nợ nhỏ hơn mức mục tiêu, công ty có thể huy động vốn bằng cách tăng cường vốn vay nợ.

+ Lựa chọn nguồn huy động vốn

Để có được nguồn huy động vốn phù hợp, trước hết công ty phải xác định được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình trong một giai đoạn nhất định. Trong việc xác định vốn, bên cạnh việc phải xác định tổng lượng vốn cần thiết cho một giai đoạn kinh doanh, công ty còn phải xác định được nhu cầu vốn cố định,

lượng vốn cho từng lĩnh vực kinh doanh, lượng vốn cho từng dự án kinh doanh... Việc xác định lượng vốn cần huy động phải dựa trên sự tính toán khoa học và kế hoạch kinh doanh của công ty.

Sau khi xác định lượng vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, công ty phải lựa chọn các hình thức huy động vốn phù hợp để huy động được lượng vốn cần thiết trên. Các hình thức huy động vốn sẽ thay đổi theo từng thời kỳ.

Khi lưa chọn các hình thức huy động vốn, công ty cần lưu y đến các vấn đề như chi phí sử dụng vốn cho từng hình thức huy động; khả năng đáp ứng của các nhà cung ứng vốn; tình hình của thị trường tài chính và công ty phải có các điều kiện gì để có thể huy động được vốn theo từng hình thức cụ thể; cơ cấu tài chính của công ty và tính cân đối của khả năng thanh toán với huy động vốn.

Tùy theo điều kiện cụ thể, các doanh nghiệp khách nhau có phương thức huy động vốn khác nhau. Công ty TNHH MTV Metronic Việt Nam có thể sử dụng các phương thức huy động vốn sau:

- Công ty nâng cao vốn chủ sở hữu: Báo cáo kinh doanh năm 2011 và 2012, chỉ ra công ty đều có mức lợi nhuận. Tuy nhiên mức lợi nhuận này còn quá nhỏ, không đủ bù đắp vào hao hụt của vốn chủ sở hữu. Vì vậy khả năng trích một phần lợi nhuận sau thuế để đầu tư vào kinh doanh là không thể. Giải pháp đưa ra ở đây là công ty cần huy động thêm vốn góp từ công ty Mẹ. Mặt khác tỉ lệ vốn chủ trên tổng số vốn hiện của Công ty hiện nay còn thập, do vậy làm hạn chế khả năng sử dụng tín dụng thương mại, kêu gọi đầu tư.

- Tăng cường tận dụng nguồn vốn tín dụng thương mại: Trong quan hệ kinh doanh, nguồn vốn tín dụng thương mại có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm qua công ty đã sử dụng tốt nguồn vốn này. Vì vậy, công ty cần phải tận dụng và cân đối các nguồn vốn tín dụng sao cho có hiệu quả nhất. Bên cạnh việc tận dụng các nguồn vốn tính dụng thương mại, công ty cần phải phát huy khả năng yêu cầu khách hàng trả trước. Công ty cần phải điều chỉnh va giảm các khoản phải thu của khách hàng hoặc có thể ủy thác các

khoản phải thu hay nhượng bán các khoản phải thu.

- Huy động vốn bằng cách liên doanh liên kết doanh nghiệp: nguồn vốn liên doanh, liên kết là nguồn vốn quan trọng để đầu tư vào các công trình lớn khi mà tiềm lực tài chính của công ty không đủ khả năng hoặc cần chia se nhiều rủi ro. Việc liên doanh, liên kết có thể thể thực hiện dưới 3 hình thức:

o Liên doanh, liên kết với đơn vị thành viên sáng lập của công ty.

o Liên doanh, liên kết với đơn vị bên ngoài công ty.

o Liên doanh, liên kết với các đơn vị nước ngoài.

Hình thức liên doanh liên kết thể hiện sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời có thể tăng cường đầu tư trong điều kiện tiềm lực tài chính hiện tại của công ty không đủ tiềm năng. Hiện nay công ty TNHH MTV Metronic việt nam chủ yếu liên kết với công ty Mẹ tại Malaysia để tham gia các dự án yêu cầu khăt khe về năng lực tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 83)