Phân tích yếu tố sử dụng vốn của MVCL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 66)

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

3.4.1. Phân tích yếu tố sử dụng vốn của MVCL

MVCL là công ty thương mại chủ yếu là đơn vị trung gian tham gia đưa sản phẩm và dịch vụ đến tay người dùng. Công ty không tham gia trực tiếp sản xuất các sản phẩm này. Như vậy trông cơ cấu nguồn vốn, vốn lưu động sẽ đóng vai trò quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Thưc tế, vốn cố định công ty thường là trang thiết bị phục vụ nhân viên công ty triển khai, thực hiện công việc. Theo bảng 3.5, vốn cố định năm 2011 và 2012 không thay đổi. Do vậy ảnh hưởng của vốn cố định tới hiệu quả kinh doanh không nhiều. Tóm lại, do đặc điểm kinh doanh của Công ty như vậy nên tác giả sẽ tập trung vào phân tích thực trạng của vốn lưu động. Qua đó sẽ đưa ra những biện pháp để tác động vào vốn lưu động để

nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Bảng 3.6: Cơ cấu vốn lưu động

Đơn vị tính: đồng

ST

T Chỉ tiêu Năm 2011 % Năm 2012 % |2012-2011| %

1 Vốn bằngtiền 1,520,273,627 59.20% 60,439,339 2,90% 1,459,834,288 96.02%2 Các khoảnphải thu 823,997,274 32.09% 1,452,176,735 69.78% 628,179,461 76.24% 2 Các khoảnphải thu 823,997,274 32.09% 1,452,176,735 69.78% 628,179,461 76.24% 3 Hàng tồnkho 216,759,868 8.44% 547,046,435 26.29% 330,286,567 152.37%

4 TSLĐ khác 7,040,000 0.27% 21,479,667 1.03% 14,439,667 205.11 % 5 Tổng số vốn lưu động 2,568,070,76 9 100% 2,081,142,17 6 100% 486,928,593 18.96%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012) (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011-2012)

Biểu đồ 3.7: Mô tả sự thay đổi cơ cấu vốn lưu động

Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.7 thể hiện vốn bằng tiền của Công ty năm 2012 giảm 1,459,834,288 đồng so với năm trước tương ứng với tỷ lệ giảm 96.02% là do năm 2012 Công ty trúng thầu được một số công trình và phải sử dụng vốn để mua vật liệu, trả lương cho công nhân, mà các công trình đó còn đang dở dang chưa được quyết toán. Tuy nhiên vốn bằng tiền của công ty năm 2011 chiếm tỷ trọng 59.20% so với Tổng vốn lưu động và năm 2012 chiếm tỷ trọng 2.90%so với tổng vốn lưu động điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động năm 2012 của Công ty chưa thực sự hợp ly vì tiền mặt để ở công ty là khá nhiều so với vốn lưu động hay lượng vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng là khá lớn. Điều này cũng gây ra lãng phí vì không dùng tiền mặt để sử dụng vào những hoạt động kinh doanh khác như là hoạt động tài chính để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty.

Năm 2012, Các khoản phải thu tăng 628,17,461 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 76.24% là do vốn Công ty đang bị các nơi khác chiếm dụng như nhận thầu một số công trình đang thi công chưa bàn giao trong khi phải mua nhiều nguyên liệu phục vụ cho các công trình đó. Các khoản phải thu năm 2011 chiếm tỷ trọng 32.09% so với tổng vốn lưu động và năm 2012 chiếm tỷ trọng 69.78% trong tổng vốn lưu động, chỉ tiêu này cũng khá cao, phản ánh việc Công ty đang để cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn trong tổn vốn lưu động của mình quá nhiều. Đây cũng là dấu hiệu không tốt vì như vậy Công ty sẽ không còn nhiều vốn để đầu tư và để nhận thầu những công trình khác nhằm tăng doanh thu góp phần tăng lợi nhuận cho mình.

Hàng tồn kho đã tăng lên 330,286,567 đồng tương ứng với tỷ lệ 152.37%. Hàng tồn kho năm 2012 cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty là 26.29%, đây cũng là một mức cao điều này có ảnh hưởng xấu đến doanh thu và ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận vì những vật liệu đó dễ bị hao hụt, hư hỏng gây lãng phí trong khi thi công công trình.

Tóm lại, bảng cơ cấu vốn thể hiện rất rõ lượng vốn của công ty năm 2012 hiện đang nằm trong dự án còn rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn để kế hoạch phát triển và chiến lược công ty. Điều này cũng thể hiện đặc điểm chung của nền kinh tế trong giai đoạn này, khi mà rất nhiều doanh nghiệp tham gia bất động sản đều gặp khó khăn. Từ đó, có hiện tượng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau để duy trì và phát triển.

Vấn đề đặt ra trong năm 2013, công ty cần phải có những kế hoạch cụ thể để thu hồi lượng vốn còn nằm trong các khách hàng để tăng hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 66)